Đánh giá Quotation là gì? Nguyên tắc báo giá bằng Tiếng Anh là ý tưởng trong nội dung hiện tại của chúng tôi. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.
Ngày nay trong đời sống ngày càng phát triển, việc hiểu rõ những ngôn ngữ tiếng anh thương mại là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những người là nhân viên kinh doanh hay giao dịch với khách hàng. Rất ít người hiểu rõ quotation là gì cũng như cách sử dụng từ này. Mặc dù được nhìn thấy khá phồ biến, dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc cũng như mở rộng thêm một số từ vựng có ý nghĩa thương mại phổ biến.
Báo giá trong tiếng việt có nghĩa là gì?
Báo giá trong tiếng việt đơn thuần là một bản chào giá cố định sẵn mà bạn sử dụng trong thảo luận ký kết hợp đồng với khách hàng. Do đó, một khi khách hàng đã chấp nhận bản chào giá này thì cho dù có những chi phí phát sinh hay công việc tăng thêm, thì bạn cũng không thể thay đổi.
Do đó, để tránh trường hợp bạn bị thiệt thòi khi chưa thể xác định chắc chắn về khối lượng công việc thì nhiều người ta thường sử dụng bản giá ước tính là phù hợp nhất. Hoặc trong bản báo giá bạn có thể chỉ ra những công việc với mức chi phí cố định và những công việc có thể phát sinh thêm và cần được hỗ trợ từ khách hàng.
Giá ước tính là mức giá được ước lượng trước từ bạn trước khi thực hiện các công việc, dịch vụ nhưng không đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, khi ước tính giá cả nên thực hiện đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra, để tránh khách hàng bất ngờ khi mức chi phí thực tế bị nâng lên vượt mức chi trả.
Báo giá trong tiếng anh có nghĩa là gì?
Có tất cả là 3 từ đều mang nghĩa là báo giá trong tiếng anh và rất thường được sử dụng: Price quotation, price quote, quote. Tuy nhiên, ứng với mỗi từ sẽ tùy thuộc vào từng ngữ cảnh mà vận dụng sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, từ price estimate có nghĩa là bản giá ước tính cũng được sử dụng thay thế 3 từ trên khá nhiều.
E.g. The harder it is to buy, the higher the price quotation.
(Món hàng càng khó mua bao nhiêu thì càng được báo giá cao bấy nhiêu)
E.g. He gives a price quote too high.
(Anh ta đưa ra một bảng báo giá quá cao)
E.g. The price quotation has changed within 2 months.
(Bảng báo giá đã có sự thay đổi trong vòng 2 tháng tới)
E.g. If you order a large amount of goods, I will have a price quote for you.
(Nếu ông đặt mua một lượng hàng lớn, tôi sẽ có một bảng báo giá dành riêng cho ông)
E.g. The price quotation of his company’s stock is declining, which makes investors worried about capital.
(Bảng báo giá cổ phiếu của công ty anh ta đang bị sụt giảm, điều này làm cho các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề nguồn vốn)
E.g. In the past year, the price quote of petrol has been constantly increasing, which is a concern for the market economy.
(Trong năm qua, bảng báo giá xăng dầu không ngừng tăng lên, điều này gây nên lo ngại cho nền kinh tế thị trường)
E.g. After deducting possible expenses, the company has issued a specific quotation for investors.
(Sau khi đã khấu trừ các mức chi phí có thể phát sinh, công ty đã đưa ra một bảng báo giá cụ thể cho các nhà đầu tư)
E.g. The company has discussed and provided a detailed quotation to customers.
(Công ty đã bàn bạc và đưa ra một bảng báo giá chi tiết cho khách hàng)
Quotation là gì?
Ngoài nghĩa thông thường được sử dụng trong tiếng anh là báo giá thì từ quotation còn mang những nghĩa phổ thông khác như sự trích dẫn, đoạn trích dẫn hay theo nghĩa kinh tế được coi như là: bảng báo giá, bảng giá thị trường, bảng giá niêm yết,…
E.g. The opening of this book is a quotation from a famous writer.
(Mở đầu quyển sách này là lời trích dẫn từ một nhà văn nổi tiếng)
E.g. This topic is a quotation from the famous physicist Einstein.
(Chủ đề lần này được trích dẫn từ một nhà vật lý học nổi tiếng Einstein)
E.g. This quotation is for orders next month.
(Bảng báo giá này là dành cho đơn hàng tháng tới)
E.g. The quotation is announced by the company next year.
(Bảng giá niêm yết này sẽ được công ty công bố vào năm sau)
Từ vựng tiếng anh thương mại về chức vụ trong công ty
Nằm trong số những từ vựng tiếng anh thương mại cần được chú trọng vì không những trong đời sống làm việc hàng ngày mà cả những giấy tờ, hợp đồng đều được ghi nhận các chức danh bằng tiếng anh. Nếu không nắm rõ ý nghĩa của từng tên gọi sẽ rất dễ nhầm lẫn trong công việc gây nên ảnh hưởng không đáng có cho công ty.
- General director: tổng giám đốc
- Director: giám đốc
- Deputy/ Vice director: phó giám đốc
- CEO (Chief Executive officer): giám đốc điều hành
- CFO (Chief Financial officer): giám đốc bộ phận tài chính
- CIO (Chief Information Officer): giám đốc thuộc bộ phận thông tin
- The board of directors: Hội đồng quản trị
- Founder: hội đồng sáng lập
- Shareholder: cổ đông công ty
- Manager: quản lý
- Head of department: trưởng phòng
- Deputy of department: phó trưởng phòng
- Supervisor: người quan sát, giám sát
- Team leader: trưởng nhóm
- Clerk = secretary: thư ký
- Associate = co- worker: đồng nghiệp
- Representative: người đại diện
- Treasurer: thủ quỹ
- Receptionist: nhân viên tiếp khách
- Trainee: người được đào tạo
- Trainer: người đào tạo
- Agent: đại diện, người đại lý
- Employee: nhân viên, người lao động
- Employer: người sử dụng lao động
- Collaborator: cộng tác viên
Từ vựng các phòng ban trong công ty
Để có thể thích nghi tốt trong môi trường làm việc của các công ty nước ngoài, thì trước hết bạn cần phải nắm rõ những từ vựng tiếng anh cơ bản về các phòng ban trong công ty để dễ dàng hơn trong công việc.
- Department: phòng ban, cơ sở, chi nhánh
- Representative office: văn phòng đại diện của công ty
- Accounting department: văn phòng kế toán
- Sales department: bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng
- Customer service department: phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng
- Human resources department (HR): phòng quản lý nhân sự
- Shipping department: phòng vận chuyển
- Headquarters: Trụ sở chính
- Administration department: phòng hành chính nhân sự
- Financial department: phòng tài chính
- Marketing department: bộ phận tiếp thị
- Training department: văn phòng đào tạo
- Research & Development department: phòng nghiên cứu và phát triển
Cách viết một báo giá bằng tiếng anh
Một trong những tiến trình quan trọng giúp bạn với khách hàng hiểu rõ những nhu cầu, điểm thỏa mãn mức giá phù hợp thì doanh nghiệp bạn trước hết phải soạn thảo bản báo giá bằng tiếng anh đến cho khách hàng. Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay về cách thức soạn thảo trình bày nên tham khảo các trang thông tin trên website để tránh bị thiếu sót hoặc sau lầm.
Một báo giá bằng tiếng anh cần tuân thủ đầy đủ thông tin mà khách hàng có nhu cầu, kèm theo là cấu trúc từ ngữ chuyên ngành, trình bày logic trình tự. Chú ý không sử dụng từ viết tắt trong tiếng anh vì dễ gây mất thiện cảm cho người đọc. Không quên cuối thư cần kèm lời cảm ơn, ký tên và một lời hẹn được phản hồi từ khách hàng. Dưới đây là ví dụ về mở đầu bằng câu chào hỏi tự nhiên thể hiện sự tôn trọng.
Dear Mr/ Ms.
Sử dụng những cụm từ, câu văn trang nhã, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm tránh lan man gây cảm giác khó chịu.
→ Tránh viết I’m, I’d like to,… thay vào đó ghi rõ ràng cụ thể thành I am, I would like to,…
Cuối thư có thể sử dụng một số mẫu câu quen thuộc khi viết thư hàng ngày như
E.g. Thank you for reading the letter. I am looking forward to receiving your reply
(Xin cảm ơn ông/ bà đã theo dõi bức thư này. Chúng tôi thật sự mong chờ nhận được sự phản hồi sớm từ ông/bà)
E.g. I am looking forward to hearing from you soon.
(Tôi rất mong chờ nhận được thông tin phản hồi từ bạn sớm)
Một bản báo giá đầy đủ, chi tiết, có nội dung phù hợp sẽ là điểm cộng lớn của doanh nghiệp bạn trong mắt khách hàng. Hãy nhớ rằng không một khách hàng nào có đủ kiên nhẫn để đọc một email hay một bức thư dài dòng lê thê, hãy trực tiếp đi vào vấn đề kèm theo những từ ngữ, câu văn tiếng anh thương mại thể hiện tính chuyên nghiệp của bản thân.
Với những mẹo nhỏ được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm có thể bị phạm phải, từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Ngoài ra, bạn có thể học các kiến thức như trên thông qua các gia sư tiếng anh giao tiếp tại nhà. Một trong những trung tâm uy tín mà bạn có thể tham gia đó là trung tâm gia sư trí việt, sẽ giúp bạn tuyển chọn được những gia sư hàng đầu trong vấn đề giao tiếp tiếng anh cũng như tiếng anh thương mại.
Một số mẫu câu thường dùng trong các tình huống báo giá
E.g. We can offer you the goods with attractive price .
(Chúng tôi có thể đưa ra cho bạn bản chào giá hấp dẫn đối với những hàng hóa này)
E.g. The price we quoted is firm for 24 hours only.
(Mức giá mà chúng tôi cung cấp cho bạn chỉ có hiệu lực duy trì trong vòng 24h)
E.g. I assure you that our price is the most favourable.
(Tôi cam đoan với bạn mức giá mà chúng tôi đưa ra là hợp lí nhất có thể rồi)
E.g. We will consider your price request for new products.
(Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể những yêu cầu cho mức giá của những hàng hóa mới này)
E.g. If you are interested, we will offer as soon as possible.
(Nếu bạn có hứng thú thì chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn ngay khi mà chúng tôi đưa ra là hợp lí nhất có thể rồi)
E.g. We will consider your price request for new products.
(Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể những yêu cầu cho mức giá của những hàng hóa mới này)
E.g. If you are interested, we will offer as soon as possible.
(Nếu bạn có hứng thú thì chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn ngay khi có thể)
E.g. I hope you will have a second thought of it.
(Tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể suy nghĩ lại lần nữa về vấn đề đó)
E.g. According to the quantity of your order, the price could be negotiable.
(Theo như ước tính lượng hàng hóa mà bạn yêu cầu thì mức giá cả có thể sẽ được thương lượng)
E.g. We get another lower offer.
(Chúng tôi nhận được lời đề nghị với mức giá thấp hơn)
E.g. We prepared to give you a quotation based upon the prevailing international market price.
(Chúng tôi đang chuẩn bị để đưa cho bạn một bản báo giá được tính toán dựa trên giá cả trên thị trường quốc tế)
E.g. Could you tell me something about your price?
(Bạn có thể nói cho tôi một vài điều về giá cả của bạn hay không?)
Một vài mẫu báo giá cơ bản trong doanh nghiệp
Báo giá là công việc thực hiện khá thường xuyên trong danh nghiệp. Tùy vào từng ngành nghề, đặc thù công ty sẽ có những mẫu báo giá chuyên biệt khác nhau. Dưới đây là một vài mẫu cơ bản mà bạn có thể tham khảo qua.
1. Báo giá sản phẩm dịch vụ
Mỗi công ty đều có những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, nhưng nhìn chung báo giá đều cần phải có các thông tin như sau:
- Thông tin giới thiệu công ty báo giá
- Tiêu đề của file báo giá
- Giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm dịch vụ định báo giá
- Bảng các sản phẩm, số lượng, đơn giá và thành tiền
- Một số thông tin về thanh toán giao hàng
TẢI XUỐNG
2. Báo giá sản phẩm và phí dịch vụ
TẢI XUỐNG
3. Báo giá sản phẩm
TẢI XUỐNG
4. Mẫu yêu cầu báo giá
TẢI XUỐNG
5. Mẫu thông báo hết hàng
TẢI XUỐNG
Kết luận
Qua những kiến thức vừa được chia sẻ, bạn sẽ không còn thắc mắc liệu quotation là gì? Thông qua việc báo giá mà từ đó những nhà kinh doanh, hoạch định mới có thể đưa ra những ước lượng phù hợp với cả lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm những kiến thức tiếng anh chuyên môn trong thương mại.