Chia sẻ một số cách chơi chữ là ý tưởng trong nội dung bây giờ của Emerald City Convergence. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.
Được đăng: 21 Tháng 11 2018 | Tác giả: ThS. Võ Thị Diệu Hồng, Khoa Sư phạm | In bài này | Gửi Email bài này | Lượt xem: 20786
TÓM TẮT
Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Những đặc trưng về cách nghĩ, cách nhận thức thế giới bên ngoài ngôn ngữ đều được ghi dấu ấn trong ngôn ngữ dân tộc; đồng thời tạo thành những thói quen, thậm chí thành những truyền thống sử dụng ngôn ngữ của cả cộng đồng dân tộc; một trong những truyền thống sử dụng ngôn ngữ rất độc đáo của người Việt là cách “chơi chữ”.
Đang xem: Một số cách chơi chữ
Từ khóa: truyền thống, ngôn ngữ,chơi chữ.
1. Đặt vấn đề
Chơi chữ là một thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính nghệ thuật của người Việt. Thói quen này có từ xa xưa, được dùng rộng rãi không chỉ trong văn chương bác học mà còn trong văn chương truyền miệng (ca dao, câu đố, câu đối…) và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày con người.
2.Giải quyết vấn đề
2.1. Khái niệm chơi chữ
Theo Từ điển tiếng Việt, “Chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Chơi chữ còn gọi là “lộng ngữ”, là “Một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe” . Các hình thức của lộng ngữ rất phong phú, trong đó có: nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng từ đồng nghĩa, tách một từ thành các từ khác nhau…
2.2. Chơi chữ trong dân gian
2.2.1. Chơi chữ trong lời nói hằng ngày
Trước hết, nói đến chơi chữ trong dân gian, phải nói rằng, người Việt vốn có tính hài hước, dí dỏm, thông minh và sâu sắc; lại có những điều kiện thuận lợi về chất liệu ngôn ngữ nên thói quen chơi chữ hình thành, phổ biến rộng rãi trong dân gian từ lâu đời, trước hết là trong lời ăn tiếng nói của mỗi người. Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười nhằm thư giản bằng sự bất ngờ thú vị của ngôn ngữ. Người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều có khả năng chơi chữ theo lối “ứng khẩu” tự nhiên, theo những cách khác nhau:
a. Nói lái:
Ví dụ: “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp
Nhà trường, nhường trà, uống nước trong”
“Cá thể thì thế cả”
“Vấn đề đầu tiên là tiền đâu”
b. Lợi dụng sự gần nhau về âm giữa âm tiếng Việt và âm tiếng tiếng ngoài:
Ví dụ: Một người Việt, khi trả lời, cố ý phát âm rành mạch, rõ ràng câu tiếng Pháp để trêu người hỏi giờ: “Ông giơ đít mi nút” – “Onze heures dix minutes” (11 giờ 10 phút).
Xem thêm: Guide Fiora Mùa 9: Cách Chơi Fiora Rừng, Fiora Mùa 11
c. Chiết tự
Ví dụ:
“ Cao Bằng không phải cao bằng mà còn phải cao hơn nhiều nơi khác !”
– Kẻ sĩ ngại ăn diện
Dân bần thường tuỳ tiện
Công thần trí thường nông
Chỉ tụng, chẳng dám kiện
– Càng lỏi lại càng len
Chưa chính đã đòi chuyên
Tưởng có tiền là tiến
Nghĩ tổ mình là tiên
2.2.2. Cách chơi chữ trong ca dao
Cách chơi chữ trong ca dao cũng rất đa dạng và tài tình, thể hiện trí tuệ dân gian:
a. Dùng hiện tượng đồng âm khác nghĩa giữa từ đơn tiết với một tiếng trong từ đa tiết:
– “Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang? …
Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo”
“Một trăm thứ dầu, nắng giải mưa dầu là dầu không thắp.
Một trăm thứ bắp, lắp ba lắp bắp là bắp không rang.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Lord Mobile Tren Pc Cho Người Mới, Cách Cài Đặt Và Chơi Lords Mobile Trên Máy Tính
Trai nam nhi đà đối đặng, gái bốn mùa tính răng?”
“Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
Ai nói với anh em đã có chồng?
Bực mình đổ cá xuống sông em về”
b. Dùng các từ trái nghĩa trong cùng một câu:
“Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít
Trầu cả khay, răng lại gọi trầu không?
c. Dùng cách nói lái:
“Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?”
d. Dùng các từ cùng trường nghĩa:
– “Giả đò neo chiếc thuyền tình
Bạn bè mối lái, tơ mành gấp ghe”
“Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò”
e. Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
“Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”
“ Rắn hổ đất leo cây thục địa
Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên”
“ Đôi đũa lệch:
Gái trẻ hân hoan chờ phối ngẫu
Trai già thấp thỏm đợi giao bôi
Tố nữ thời