Đánh giá Dàn ý & bài văn mẫu chọn lọc là conpect trong bài viết bây giờ của Emerald City Convergence. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Sông Hương có vị trí thuộc miền Trung Việt Nam. Hai dòng chính của dòng sông đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại. Cho đến khi về đến đồng bằng thì nó không như những dòng sông trước mà nằm gọn gàng chỉ trong một thành phố Thừa Thiên – Huế. Dưới đây là bài viết thuyết minh về Sông Hương ở Huế, mời các bạn đón xem.
Bài viết số 1: Thuyết minh về vẻ đẹp của Sông Hương
Đất nước ta là một đất nước nhiệt đới nổi tiếng với danh lam thắng cảnh hữu tình. Vì thế hầu hết ở nhiều nơi trên đất nước nơi nào cũng có danh lam thắng cảnh và sông núi hết sức hùng vĩ. Những nơi nổi tiếng như sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam,… Thế nhưng giữa vô vàn những danh lam thắng cảnh đó thì có thể nói sông Hương chính là một trong những con sông nổi tiếng và đẹp nhất.
Nghe cái tên sông Hương ngắn gọn như thế nhưng mang trong nó là cả một câu chuyện dài và mang những dư vị của lịch sử. Sông Hương còn được biết đến qua khá nhiều cái tên trong những tập sách, trong thơ văn. Như trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi sông Hương có tên là sông Linh, sách Ô Châu cận lục (1555) tên là Kim Trà đại giang, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn ( 1776) tên là Hương Trà. Ngoài ra còn có những cái tên như sông Dinh, sông Yên Lục, Lô Dung,… Cái tên sông Hương không chỉ như vậy mà còn có khá nhiều cách lí giải được nhân gian tương truyền.
Theo như dã sử ghi lại rằng, vua Quang Trung khi đi qua đây và có hỏi tên con sông là gì. Người thấy những cái tên trước đó của con sông không có sự hữu hạn và không gợi sự trường tồn cho dòng sông nên nhà vua quyết định từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có tương truyền rằng bởi vì hai bên bờ sông có một loại cỏ thạch hương bồ tỏa ra hương thơm nên dòng sông có tên gọi là sông Hương. Ông Phan Thuận An, một nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sông Hương nên ông thiên về giả thuyết cái tên sông Hương bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng có một cái tên của vùng đất. Ngày xưa địa điểm của Phú Xuân-Huế thuột đất Hương Trà, là một lưu vùng có dòng sông chảy qua. Vì vậy người ta đã đặt tên cho dòng sông bằng cái tên huyện Hương Trà. Từ cái tên ban đầu là sông Hương Trà nhưng theo thời gian được biến đổi và gọi tắt là sông Hương. Trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tên con sông lại được lí giải như một huyền thoại. Kể rằng bởi vì sự yêu quý con sông vô kể của người dân nên họ đã nấu nước muôn loài hoa đổ xuống sông để con sông tạo nên hương thơm ngát. Điều đó thể hiện sự gửi gắm mộng ước của nhân dân khi muốn đem tiếng thơm và cảnh đẹp để xây dựng lê văn hóa lịch sử lâu đời đẹp đẽ của ta.
Sông Hương có vị trí thuộc miền Trung Việt Nam. Hai dòng chính của dòng sông đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại. Cho đến khi về đến đồng bằng thì nó không như những dòng sông trước mà nằm gọn gàng chỉ trong một thành phố Thừa Thiên-Huế. Sông Hương có thủy trình 80km là điều hấp dẫn với nhiều nhà địa lý và cả những nghệ sĩ yêu thích cái đẹp. Sông Hương gồm có thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch. Hành trình chảy qua bắt đầu từ thượng nguồn này hết sức phong phú bởi vì nó chảy quanh các chân núi, qua các làng mạc, qua nhiều thác ghềnh và những cánh rừng rậm. Với hành trình phong phú như thế nên khi ngồi trên thuyền và xuôi theo sông Hương thì chúng ta cũng được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp. Thủy trình của sông Hương sẽ cho bạn đi qua kinh thành Huế, đến thăm lăng Minh Mạnh, chùa Thiên Mụ, vượt qua cả cầu Dã Viên, Phú Xuân,… hay là xuôi cả về Thuận An để bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp của biển cả đất trời.
Tuy nhiên điều mà dòng sông nổi tiếng này sở hữu và ý nghĩa hơn tất cả chính là giá trị văn hóa nghệ thuật của nó. Sông Hương là địa điểm quen thuộc được nhắc đến trong những bài văn, bài thơ nổi tiếng như Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tiếng hát sông Hương của tác giả Tố Hữu,… Hình ảnh của sông Hương được nhắc đến trong tác phẩm này là hình ảnh êm đềm của dòng sông, sự ngọt ngào mà dòng chảy đem lại như những vần thơ văn được viết ra vậy. Sông Hương dễ dàng đem đến cho những người nghệ sĩ cảm hứng sáng tác từ hình dáng mềm mại, vẻ thanh bình của nó và màu sắc lung linh. Không chỉ có thơ văn mà sông Hương cũng xuất hiện nhiều trong những lời ca êm ái như bài Ai ra xứ Huế, Diễm xưa,… Dòng sông này còn chính là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền. Từ câu hát dân gian, điệu hò hay âm nhạc bác học trong những khúc Nhã nhạc cung đình Huế.
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về…
Không chỉ mang trong mình nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật mà sông Hương còn chính là một chứng nhân lịch sử trung thành. Giống như nguồn gốc lịch sử ngàn năm của đất nước ta, sông Hương cũng đã tồn tại trường tồn như thế. Nó xuất hiện nhiều trong ghi chép của người xưa. Nguyễn Trãi có viết ra quyển sách địa dư và sông Hương lúc này mang tên là Linh Giang. Dòng sông viên châu có công lớn góp phần bảo vệ biên giới phía nam của đất nước. Hay như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói rằng: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Đến thế kỉ XVII dòng sông Hương lại phản chiếu trên mình Kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ.
Cứ như thế dòng sông Hương đã tồn tại và sống mãi với lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Đến cả thời đại kháng chiến với những chuyến công rung chuyển của Cách mạng tháng Tám. Dòng sông này đã lưu giữ biết bao hương vị và nét đẹp của dân tộc ta. Nó đã trở thành biểu tượng trường tồn cho mảnh đất này và những người dân nơi đây. Sông Hương, hồn thơ của những con người xứ Huế.
Bài viết số 2: Thuyết minh về Sông Hương của Huế
“Đò trôi rời bến một chiều
Sông Hương đau thắt tim yêu bao ngày
Gió xào xạc khóc trên cây
Cầu Tràng Tiền nghẹn vơi đầy nhớ thương.”
Nhắc đến Huế là người ta lai nhớ đến ngay một thành phố mộng mơ, trữ tình, lãng mạn, là nơi chứa đựng những di tích lịch sử cổ xưa của truyền Nguyễn qua các lăng tẩm, đền đài, miếu thờ. Bên cạnh đó, vẻ đẹp nên thơ của Huế còn được biết đến nhờ vào sự duyên dáng của dòng sông Hương êm đẹp, mang khí chất hiền hòa, sâu lắng.
Sông Hương núi Ngự luôn là hai hình ảnh gắn kết tuyệt đẹp của thiên nhiên mà nhắc tới ai ai cũng từng nghe qua. Sông Hương mang nét đăc trưng riêng của con người Huế là niềm tự hào thiêng liêng trong suốt bao thế hệ. Được biết dòng sông đã từng có rất nhiều tên khác nhau, mỗi tên ứng với những hoàn cảnh giai đoạn lịch sử riêng biệt mang dấu ấn đặc sắc. Trong sách Dư địa chí được Nguyễn Trãi viết vào năm 1435 đã từng nhắc đến nó với tên gọi sông Linh thân thương, hay trong Ô Châu cận lục viết Kim Trà đại giang, hay Lê Quý Đôn từng đặt cho nó là Hương Trà trong Phủ biên tạp lục vào năm 1776.
Ngoài những tên gọi gắn liền trong sử sách nó còn có tên là Sông Dinh, sông Yên Lục, Lô Dung,…Tên gọi sông Hương theo ghi chép là có nguồn gốc từ một câu chuyện xưa kể rằng được một bà tiên mách bảo nên chú Nguyễn Hoàng đã thắp hương và chèo thuyền trên sông, thuyền sẽ trôi mãi cho đến khi cây hương tắt đi sẽ gặp được một mảnh đất tươi tốt, hội tụ đầy thiên thời địa lợi nhân hòa để làm nơi xây phủ Chúa.Và kể từ đó nơi đây có tên là sông Hương và lưu truyền đến ngày nay. Theo cách giải thích văn học, thì Hương Giang là ví một dòng sông có mùi hương, thơm tho , nguồn gốc của hương thơm này xuất phát từ một loại cỏ thạch sương bồ được mọc rải rác hai bên bờ. Như trong tác phẩm Hương Giang hành nhà thơ đã từng nói về loài cây này: “Hương Giang phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa Thiên, quanh co gàng bãi ruộng vườn, chảy lần qua kinh thành,… Hai bên bờ tả hữu trạch có giống Thạch xương bồ là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm.”
Sông Hương trải dài từ núi Trường Sơn hùng vĩ, băng qua những lối vòng co, uốn khúc, gập ghềnh của núi rừng, thiên nhiên chằng chịt, chảy ô ả giữa lòng thành phố Huế, đến tận Tam Giang rồi lại đâm thẳng ra ngay trước cửa biện Thuận An xinh đẹp. Nhờ sự trải rộng băng qua bao địa hình hiểm trở, mang theo dư vị của cỏ cây hoa lá bên bờ, mà đến thành phố Huế sông Hương lại bát ngát sắc hương khiến rung động xao xuyến bao lòng người. Một hành trình vượt hơn 80km của sông Hương luôn là một đề tài hấp dẫn về nghiên cứu địa lý, thổ nhưỡng đối với các nhà khoa học, đặc biệt là đề tài ca ngợi của thi ca, họa sĩ. Đi dọc bờ sông Hương sẽ là nơi thờ phụng, chùa chiền, miếu vũ thiêng liêng, nơi du khách có thể ghé thăm hành hương cúng lễ, dòng sông mang trong mình nét đẹp của thiên nhiên, vừa mang sự tâm linh, huyền bí.
Sông Hương gói trọn ôm lấy thành phố Huế, nơi nuôi dưỡng, cưu mang, đem đến giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân nơi đây. Bởi thế mà sông Hương luôn được mọi người ca tụng, trân trọng, gắn với nơi đây những truyền thuyết xa xưa về chùa Thiên Mụ, núi Ngọc Trản kì bí, nơi khai sinh ra chén ngọc của Nữ Thần hay ngày nay được biết đến với tên goi là điện Hòn Chén. Đem đến giá trị tinh thần sâu sắc về đời sống tâm linh, kính trọng, biết ơn, mà nó còn đem đến giá trị về vật chất cho vùng đất này. Nguồm tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng phục vụ cho du lịch, nguồn nước trong xanh cung cấp cho các cư dân dọc hai bên bờ. Được tạo hóa ban tặng một vị thế vô cùng thuận tiện, là nơi bắt qua của 6 cây cầu, cầu Trường Tiền, cầu Dã Viên, Phú Xuân, cầu Đập Đá, cầu Kim Long. Không những thế dọc hai bên bờ sông là những công trình kiến trúc độc đáo, những địa danh nổi tiếng, mang đến nét đặc trưng thu hút khách du lịch từ trong và ngoài nước. Sông Hương trải qua bao năm tháng, dòng chảy của thời gian vẫn sừng sững đứng đó oai nghi, chứng kiến biết bao cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta với kẻ thù. Với một bề dày lịch sử lâu đời, đến với sông Hương ta như ngắm nhìn về một thời đại xa xưa, hòa mình vào cảnh sắc non nước hữu tình thấm đượm tinh thần dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ngồi trên thuyền đi dạo, thưởng ngoạn cảnh sắc trời ban, vừa nghe những giai điệu du dương, điệu hò xứ Huế thân thương khiến tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thư thái.
Sông Hương như một người mẹ bao bọc chở che cho nhân dân từ xa xưa, cho những chiến sĩ cách mạng anh dung trên chiến trường. Đầu nguồn sông Hương là nơi nhập lưu hòa quyện giữa hai dòng Tả và Hữu Trạch, phía xa xa trên ngọn đồi Tứ Tượng là bức tượng đài thờ mẹ Quán Thế Âm bồ tát với ánh mắt từ bi dịu hiền của mẹ, xoa đi bao cay đắng, ngọt bùi của thế gian. Sáng sớm sương mờ ảo, tiếng chuông trên đồi Hà Khê vang vọng trong không gian, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, người nông dân với công việc đồng án quay trở về lại cuộc sống tất bật hằng ngày. Vào những ngày rằm hoặc 30 âm lịch sông Hương là nơi diễn ra các buổi phóng sanh, đặc biệt vào ngày lễ phật đản mặt sông lung linh huyền ảo bởi những ánh đèn hoa đăng, hòa cùng tiếng ca vang kinh kệ, trong giây phút ấy sông Hương trông thật trang nghiêm, lộng lẫy. Dòng sông mang theo một chiều sâu về tâm linh, tính ngưỡng của dân tộc, đem đến một cảm giác bình an, sâu lắng trong tâm hồn.
Với cảnh sắc trời ban tặng, sông Hương là niềm tự hào sâu sắc, là biểu tượng của người dân xứ Huế. Nhắc đến sông Hương là gợi nhắc về một chiều dày những năm tháng lịch sử , là nhân chứng sống chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố. Những nét đẹp, giá trị mà nó mang lại sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian, giữ gìn và bảo vệ một tuyệt tác của tạo hóa, của con người Việt Nam.
Qua bài viết thuyết minh về Sông Hương, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có những kiến thức nhất định về danh lam thắng cảnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.