Review Dàn ý & văn mẫu là chủ đề trong bài viết bây giờ của Emerald City Convergence. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn , thuộc vùng núi phía tây của huyện Duy Xuyên , tỉnh Quảng Nam. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của vương quốc Chăm Pa từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ VIII. Dưới đây là bài viết mẫu thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Bài viết số 1: Thuyết minh về di tích lịch sử Thánh Địa Mỹ Sơn
Nhắc đến Quảng Nam, ta lại nhớ đến một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Nếu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì đây là nơi có sự kết hợp của các nền văn hóa qua các thời kỳ thì Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ vào những nghệ thuật kiến trúc ấn độ giáo và thể hiện được rõ nét nền văn hóa của vương quốc Chăm Pa một thời.
Từ nghìn năm xưa, vương quốc Chăm Pa có thể nói là trung tâm trồng trọt và đánh bắt hải sản, vượt qua cả Angkor của Campuchia, dựa vào sự thịnh vượng của ngành nông sản ( lúa nước ) một thời, Chăm Pa đã giao lưu, trao đổi thương mại với Ấn Độ từ những thế kỉ trước công nguyên và cũng nhờ đó, tiếp cận và chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ và Ấn Độ giáo, Thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn , thuộc vùng núi phía tây của huyện Duy Xuyên , tỉnh Quảng Nam. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của vương quốc Chăm Pa từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ VIII. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km và cách Trà Kiệu 10 km , Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, bao vây bởi nhiều dãy núi hùng vĩ. Mĩ Sơn có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp , cho đến ngày nay, dù bị mưa bom bão đạn tàn phá những vẫn giữ nguyên nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm sau khi trãi qua nghìn năm vẫn còn tồn tại.
Đến với Mỹ Sơn, ta không thể nào không tự hỏi kiến trúc của khu di tích này được xây dựng như thế nào và được dùng bằng vật liệu xây nào mà trải qua hàng nghìn năm lịch sử, giờ đây vẫn còn tồn tại. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng với kiến trúc dạng quần thể, được bố trí theo hai hoặc nhiều tháp có đường đi nối liền với nhau. Mỹ Sơn có một ngôi đền chính và những ngôi tháp nhỏ và những công trình phụ để tiếp đón khách du lịch đến tham quan, ăn uống, nghĩ ngơi, …hoặc làm kho chứa lễ vật, đặt bể nước thánh tẩy,….Và hơn hết , khi khách du lịch đến tham quan , họ sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc từ vật liệu đến những nét chạm khắc tinh tế đến vô cũng tinh vi dù đã bị bom đạn tàn phá theo thời gian. Đến với Mỹ Sơn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những viên gạch vẫn còn giữ được nguyên vẹn màu sắc của chúng dù đã trải qua trên dưới một nghìn năm nhưng không bị phai màu. Ta có thể thấy được màu đỏ hồng của gạch nung vẫn còn đó trên những bức tường . Ở những bức tường ta không thấy được màu đỏ hồng của gạch nung mà là màu đen thì đó là do có sự can thiệp từ bàn tay con người từ những năm 1984. Quan sát kĩ , ta sẽ thấy rằng những bức tường có sự can thiệp từ bàn tay con người sẽ có riêu mọc lên xung quanh và ở những bức tường nguyên gốc, sẽ không có dấu chân cúa chúng. Ngoài ra, chúng ta khi đến đây có thể thấy giữa những viên gạch có một lớp vữa có độ mỏng dày khác nhau. Lý do cho sự khác biệt này là do yêu cầu về kiến trúc xây dựng chứ không phải ngẫu hứng . Đến với một địa điểm khác cảu di tích Mỹ Sơn, ta sẽ tìm thấy được vật liệu xây dựng thứ hai tồn tại tại nơi đây. Nó được gọi là đá Cát Kết hay còn gọi là đá Sa Thạch. Nguồn gốc của loại đá này được hình thành từ những hạt cát dính chặt lại với nhau. Là loại đá trầm tích mềm, dễ chạm khắc nhưng khi đến với Mỹ Sơn ta sẽ thấy được vẫn còn những cây cột được làm bằng loại đá vẫn còn nguyên, nằm lăn lóc trên mặt đất hay những bia đá được khắc chữ Phạn , dù trãi qua hơn trên dưới một nghìn năm nhưng vẫn còn rõ nét và đẹp như vừa mới chạm gần đây.
Bước chân đi tham quan trong khu di tích , ta sẽ bắt gặp được bộ Linga – Zoni và cũng chính tượng thờ của của những người Chăm Pa thời xưa. Theo nghi thức , những người muốn vào hành lễ ở đền thờ trước hết phải đi qua khu nhà tĩnh tâm. Sau khi tĩnh tâm, họ sẽ đứng trước khu đền thờ và trong quá trình làm lễ , các giáo sĩ sẽ đổ nước từ đầu Linga ( Linga là biểu thị của đàn ông và của thần Siva) chảy xuống chân Zoni ( biểu thị của đàn bà ) và hứng nước đó đem cho các tín đồ và những người ở bên ngoài. Tiếp đó , khách du lịch sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong đền thờ . Nó không rộng và thoáng như chúng ta thường nghĩ mà không gian của nó hẹp và thiếu ánh sáng bởi chỉ có các tín đồ và giáo sĩ mới được bước chân vào , theo người xưa, dù đó có là vua, người có nhiều quyền lực, vũ khí cũng sẽ không được phép bước vào.
Có thể nói, theo hiểu biết và nhận thức của những người đi trước, con người chúng ta được sinh ra ở hướng đông – nơi bình minh xuất hiện và hướng tây – nơi hoàng hôn lặng xuống- cũng tức là nơi con người đi đến cõi vĩnh hằng, trở về với thần linh. Điều đó ta có thể dễ dàng tìm thấy khu đền tháp nào ở hướng tây sẽ là đền thờ, nơi có các vị thần linh ngự trị. Ngoài ra, nếu như quan sát kĩ, ta có nhận thấy được ý đồ kiến trúc của người Chăm Pa thời xưa, họ đã xây dựng nên Thánh địa Mỹ Sơn tựa như một búp sen và đó cũng chính là cách chấp tay vái lạy của con dân đối với thần linh. Đó cũng chính là cách thể hiện lòng thành của con dân đối với thần linh. Đến với Mỹ Sơn, ta không chỉ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuât điêu khắc của người Chăm mà ta còn tiếp thêm cho mình những kiến thức vô cũng tinh túy về nền văn hóa và tính ngưỡng của người Chăm. ở Mỹ Sơn , khách du lịch sẽ bắt gặp 3 tượng Linga – Zoni trong khu di tích. Ở mỗi bức tượng là những câu chuyện khác nhau.
Trong quá trình tham quan, khách du lịch sẽ bắt gặp một trong 3 bức tượng thờ có xuất hiện hình ảnh con rắn. Trong Hindu giáo, có hai con rắn, một là rắn thần và hai là thủy quái. Rắn thần sẽ có một đầu hoặc hai đầu, ba đầu, bốn đầu hoặc chín đầu và điều đặc biệt là rắn thần có bao nhiêu đầu thì con sông chủ chính của nền văn hóa đó có bấy nhiêu cửa đổ ra biển. Đến với Mỹ Sơn, khách du lịch sẽ nhận ra một điều rằng rắn thần được treo trên mình tượng thần linh còn thủy quái lại bị tượng thần đạp dưới chân nhưng dù là rắn thần hay thủy quái thì cũng đều là gắn bó với tượng thần linh. Điều đó cũng như con người , bên trong mỗi người đều tồn tại một phần ác, điều quan trọng khiến người hơn người là khống chế con quỷ đó như thế nào.
Trở lại với di tích Mỹ Sơn, khách du lịch bước đầu sẽ bước vào nhà trưng bày Mỹ Sơn để tìm hiểu về nguồn gốc, kiến trúc, nền văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các hình ảnh sống động, bắt mắt khiến khách du lịch dễ tiếp cận. Sau đó họ sẽ được đi vòng quanh khu di tích và bước vào chuyến tham quan với những ngọn núi bao quanh hùng vĩ. Ngoài ra, khách du lịch sẽ được tận mắt tận hưởng những điệu múa của người Chăm Pa thời xưa và các tiết mục ca hát, ca ngợi thần linh,…hơn nữa, ở đây khách du lịch sẽ được nghe đến những câu chuyện kỳ bí của vương quốc Chăm Pa mà đến ngày nay khoa học vẫn chưa giải đáp ra và sẽ có chỗ ăn, ở, nghĩ ngơi cho khách du lịch nếu muốn ở lại qua đêm.
Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 và nơi đây đã từng tiếp chân hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Nếu bạn vẫn chưa đến đây, hãy dành ra một ngày hoặc hai ngày để đến Thánh địa Mỹ Sơn tham quan. Tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy vô cũng tuyệt với khi đến nơi đây, chiêm ngưỡng di sản văn hóa thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn.
Qua bài viết mẫu thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn mong rằng đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về di tích lịch sử này. Với một kiến trúc độc đáo, một lịch sử lâu đời, thánh địa Mỹ Sơn sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẫn.