Tìm hiểu Cách Chơi Rap Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu, Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Để Viết Rap Cho Newbie là chủ đề trong content bây giờ của chúng tôi. Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé.
Đã là một Rapper thì không thể không biết cách để viết Rap. Đây là kĩ năng ngay cả những Rapper giỏi nhất cũng cần trau dồi mỗi ngày. Và với những Newbie mới học Rap, thì đây là một trong những thách thức không hề nhỏ. Trong bài viết này, au3d.vn sẽ giúp bạn 4 bước để viết Rap cũng như những skill cần có trong từng bước. Cùng tìm hiểu nhé.
Đang xem: Cách chơi rap
1. Tìm Beat
Bước đầu tiên trong cách để viết rap chính là tìm nhạc Beat. Trước hết, chúng ta hãy tóm tắt lại những điều quan trọng của nhạc Beat. Beat gọi đơn giản và dễ hiểu là nhạc nền. Tuy nhiên nhạc nền trong Rap khác với nhạc nền có hoà âm phối khí của các thể loại khác. Rap dựa trên nhịp Bass và Snare Drum là chủ yếu. Do đó, với nhạc Beat, một Rapper chỉ cần chú trọng vào nhịp trống của nó. Chính vì sự đơn giản đó, mà có rất nhiều cách để tạo beat, có thể tạo bằng miệng (beat box), hay chỉ bằng tay và 2 cây bút chì, … Nhưng để tạo ra những bản nhạc Beat chất lượng, thì phải cần đến những DJ và những người tạo Beat chuyên nghiệp.
Những Newbie nên nhớ rằng không bao giờ viết Rap rồi mới kiếm Beat. Việc nghe Beat, cảm Beat và tạo Lyric trên nền nhạc đó luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thực hiện ngược lại. Bạn chỉ cần nhớ nhịp trống, nhớ flow là có thể tạo ra rất nhiều bài nhạc trên nền nhạc đó.
Tuy nhiên, để tìm nhạc Beat phù hợp cũng không phải là chuyện dễ. Có khi nghe hàng trăm Beat vẫn không “có cảm xúc gì”. Việc chọn Beat hoàn toàn dựa trên “cảm tính” của Rapper. Và nếu luyện tập đủ nhiều, bạn sẽ dần xây dựng được sự nhạy cảm với beat nhạc.
2. Chọn chủ đề để viết Rap
Để tìm một ý tưởng viết Rap, hãy lấy cảm hứng từ tất cả mọi thứ của cuộc sống xung quanh. Bạn nên mang theo một quyển sổ tay và một cái bút để ghi lại những ý tưởng chợt hiện ra trong đầu. Từ cảm xúc ngay hiện tại của bạn, từ hình ảnh bạn nhìn thấy, hoặc từ những câu chuyện kể của bạn bè, … Bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành ý tưởng tuyệt vời cho bạn.
3. Viết lời và tạo flow
Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất trong viết Rap, tạo Lyric và tạo Flow. Tại bước này, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số kĩ năng trong tạo Flow và tạo Lyric. Hãy luyện tập thường xuyên và liên tục để trau dồi những kĩ năng cơ bản này và cả những kĩ năng nâng cao hơn nhé.
3.1. Những skill trong tạo flow
3.1.1. Về độ dài
Các câu/Bar của bài Rap nên có độ dài bằng nhau về khoảng thời gian. Ví dụ, nếu trong 3 giây, bạn đọc 1 câu có 3 chữ, thì câu tiếp theo có khoảng 4 đến 5 chữ, bạn vẫn phải đọc trong 3 giây. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thay đổi dựa trên nhịp bass của beat. Nếu nhịp bass của beat có khoảng thời gian dài hơn, bạn có thể đọc câu đó dài hơn. Chỉ cần tuân thủ chính xác theo nhịp flow, thì nghe sẽ rất hợp với beat nhạc.
3.1.2. Về điểm nhấn của flow
Đừng đọc đều đều cả bài Rap, bạn cần tìm ra đâu là điểm nhấn đắt giá của bài Rap. Ví dụ, trong bài “Nguyện bên nhau”, có câu rap như sau:
“… Em yêu đẹp tuyệt vời
Khẽ rớt bước chân rơi
Nụ cười xinh rạng ngời
Tà áo cưới buông lơi …”
Những chữ in đậm như “đẹp”, “vời”, “bước”, … được nhấn vì có nhịp bass ở ngay trước nó. Còn những chữ khác được gọi là “Rhythm Word” được đặt ở cùng một vị trí với cấu trúc thời gian như nhau. Hoặc một ví dụ khác với bài “Lời anh hứa” của EddyViệt:
“… Tình yêu ta tuy phải cách xa/ nhưng tim này vẫn yêu em thiết tha bao tháng ngày qua/ làm sao/ cho em quên anh vì khi yêu ta mù loà mặc tình sa đoạ …”
Những chữ in đậm là điểm nhấn của Flow do nhịp Bass rơi tại đó. Còn / là ngắt nhịp.
3.1.3. Về nhịp Flow
Nhịp Flow là cái hồn của một bài Rap. Nếu chỉ có một cấu trúc Flow lặp đi lặp lại thì bài Rap sẽ rất đơn điệu và buồn tẻ. Ví dụ:
Tôi là người Việt Nam
Thích ăn bưởi ăn cam
Có chiếc mũ màu vàng
Hiệu Tommy rất sang …
Cách Rap như trên không khác gì đọc thơ con cóc. Hoặc nếu có thêm một vài biến chuyển về từ ngữ và độ dài ngắn mà nhịp Flow vẫn như thế, thì sẽ vẫn chỉ là một bài Rap tệ.
Vậy làm thế nào để có một nhịp Flow hay? Không có bất kì khuôn mẫu nào cho việc tạo Flow hay. Điều quan trọng bạn cần làm là luyện tập và luyện tập. Hãy chịu khó nghe những bài Rap của đàn anh đi trước như 2Pac, RunDMC, … để lấy đó làm kinh nghiệm tạo Flow cho mình. Ngoài ra, một style Flow khá mẫu mực và cơ bản là Khanh Nhỏ. Nghe nhạc của anh, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được một nhịp Flow mạch lạc, cơ bản những cũng rất kĩ thuật, cực kì thích hợp cho ai mới vào nghề.
3.2. Một số skill trong tạo lyric
3.2.1. Comparing
So sánh là việc đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có tính tương đồng nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Ví dụ:
“… Flow của tao thì hùng hổ như là xe tank
Flow của mày thì tàn tật như là xe lăn …”
– Nah –
3.2.2. Meta/ Metaphor
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Khác với so sánh, ẩn dụ đạt tới một mức độ cao hơn. Thay vì yêu cầu mô tả một sự vật, hiện tượng một cách thông thường, thì ẩn dụ yêu cầu mô tả sự vật, hiện tượng bằng cách lấy hình ảnh của sự vật hiện tượng khác.
“… Mấy thằng ghét anh muốn Spotlight
Sorry anh là cầu chì …”
– Binz –
3.2.3. Meto/ Metonymy
Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương cận nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“… Chân trần lấm mỏi mệt bước qua bi ai.
Bi ai.
Đi cho hết ngày dài tháng năm phôi phai.
Phôi phai.
Khù khờ vác ngọc ngà đến cho Tương Lai.
Tương lai …”
– Dế Choắt –
3.2.4. Prosopopoeia + anthropomorphism
Nhân hoá là việc gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật, … bằng những từ ngữ thường dùng cho con người như suy nghĩ, tính cách giúp sự diễn đạt trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Sói Trong Ma Sói, Luật Chơi Cơ Bản, Dành Cho Các Mem Lần Đầu Chơi Ma Sói
“… Dâu Tây muốn một lần bay lên trời, theo anh Sẻ
Nơi đó có gì thú vị, anh Sẻ hãy kể Dâu nghe
Anh Sẻ nhẹ nhàng đạp cánh, phóng lên thật là mạnh mẽ
Dâu thì thầm thỏ thẻ, khúc hát này gửi anh nghe
Dâu yêu anh …”
– Dế Choắt –
3.2.5. Wordplay/ Play – on – words
Chơi chữ là một kĩ năng lyric khá khó trong rap, nếu không muốn nói là khó nhất. Thậm chí, trong một bài mới xuất hiện 1 một lần chơi chữ và vài bài mới có 1 wordplay. Chơi chữ trong Rap Việt hiện nay chủ yếu vẫn là “từ đồng âm khác nghĩa”.
“… Ơ hay đang vui mà nhỉ
Nàng muốn đi chơi mà nhỉ
Không có áo mưa nên đành thôi lại phải về nhà nghỉ …”
– Tlinh –
3.2.6. Spoonerisms
Nói lái (Đảo vần) là một cách nói kiểu chơi chữ dân Việt ưa chuộng.
Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), đại học => độc hại (đối với miền Nam), vô hàng => giang hồ (đối với miền Nam), hiện đại => hại điện, …
Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên => tiền đâu, từ đâu => đầu tư, …
Cách 3: Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). Ví dụ: Thụy Điển => thủy điện, mộng năng => nặng mông, …
Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng => đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp => phải giáp, …
Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật => bật mí, một cái => mái cột, mèo cái => mái kèo, trâu cái => trái cau (đối với miền Nam), tánh mạng => táng mạnh, …
“Bé cần thành công tương xứng
Chứ không cần làm vua xưng tướng
Khi có ai hỏi cháu làm gì?
Chỉ có thể là chí làm giàu …”
– Ricky Star –
3.2.7. Multisyllabic rythmes/Multi
Đây là skill cực phổ biến trong Rap. Đa Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, dùng để tạo âm điệu trong thơ, rap. Là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau, Đa Vần thường được áp dụng gieo vào chữ cuối cùng của câu rap.
Vần không: Không có vần
“… Ba thương m đến bạc tóc
Động lực đó ko cho phép mày chùn bược chạy trốn đâu hỡi thằng ngu kia …”
– Sơn Tùng M-TP –
Vần đơn: Những câu có vần 1 chữ.
“… Tao biết mày không cần chai rượu hay điếu cần rồi.
Tao thấy mày cần một chai nước với cái nồi …”
– Rhymastic –
Vần đôi: Những câu lyrics có vần 2 chữ
“… Xung quanh anh toàn là nước, ay
Cơ thể anh đang bị ướt, ay
Mênh mông toàn là nước, ay
Êm ái như chưa từng trước đây …”
– Đen Vâu –
Vần ba: Những câu lyrics có vần 3 chữ
“… Anh cũng cần em nhưng không biết em sao
Anh không care lắm và anh quyết đem trao
Cho em hết nắng cho em hết đêm sao
Nhìn mặt anh đi, em nghĩ anh tiếc em sao? …”
– Đen Vâu –
Vần 4, 5 ,6, …: Tương tự nhưng rất nhiều vần, có khi vần cả câu.
“… Biết phải lòng con phố, hay biết phải lòng em?
Điền hoài mong trong đó, tay viết dài dòng thêm …”
– MC ILL –
Láy phụ âm
“… Tuyệt tự tổ tiên tướng tài tai tiếng tụi tao tống tiễn tạo tang tóc …”
– DaBee –
3.2.8. Twist/ Fast rap
Thường được gọi là một cú Twist trong Rap. Tức là rap với tốc độ siêu nhanh. Đây là một kĩ năng cần tập luyện tập nhiều lần và thật nhuần nhuyễn.
“… Tao mà hay lo chơi thì mẹ vì tao mà không yên tâm
Vì đời này ban cho tao đam mê bằng từ, vần, câu
Cho nên bên tai mặc dù là 30-50 năm
Mà khi tao quên đi thì bên tao như luôn luôn vang lên bao âm thanh từ phiên chợ quen tại khu trung tâm
Từ con người đang bước đi qua nhau và từ một nơi không được quan tâm
Còn tụi mày “đeo ba-lô lên đi” hay đang ăn theo?
Hạt mầm này “gieo” nó có thể sống chừng được bao lâu
Khi trong ngôi trường giữa bốn bức tường, ở trong môi trường mọi thứ bất thường
Mọi thứ mất dường như trong tầm tay, tao không cần “nhai” lại lời từ ai
Và để ngày mai sẽ cho mày thấy cung bậc do
Chính tao đã khai thác trong từng bài hát làm nên mọi thứ
Mày sẽ khao khát có được cuộc sống như lúc bắt đầu, sẽ không bao giờ mà muốn một lần
Thấy mẹ mình vắng nhà …” (178 từ trong 20 giây)
– Đạt Maniac –
3.2.9. Scheme
Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
“Mày đéo thể thắng được tao mặc dù đã ra sức cố. Còn 1 chút đức độ nhưng nếu thằng ngang ngạnh này mà láo tao sẽ đan mạch mày làm áo để ghi nháp mặc dù đó là phi pháp nhưng như vậy đã khiến tao vừa ý.”
– Rism –
3.2.10. Rebuttal
Phản đòn là ra đòn tấn công ngược lại sau đòn của đối phương. Trong battle – diss, phản đòn còn là khai thác lỗ hổng của lyrics đối phương hoặc/và dựa trên lyrics của đối phương để trả lại sát thương gay gắt hơn.
“… Nếu mày nói tỉ số trận này là 0-9 (Zero 9)
Đúng là THĂNG LONG mà so với CỬU LONG thì tỉ số là 0-9 … “
– Rick –
4. Ghép nhạc và chỉnh sửa
Đây là bước cần thiết trong cách để viết Rap, giúp bạn tránh bị Offbeat. Việc ghép nhạc Beat với Lyric không thể thiếu những sai sót. Do đó, bạn cần phải thật tỉ mỉ và chăm chút cho bước này. Nếu phát hiện chỗ nào lệch nhịp, bạn hãy sửa Lyric để phù hợp với nhịp Bass của Beat. Có thể là thêm bớt từ ngữ, thay đổi Flow, tạo điểm nhấn mới, … hoặc tạo những chỗ ngắt nghỉ hợp lí cho bài Rap. Và đừng quên lấy ý kiến từ bạn bè, người thân của bạn nhé. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên khách quan nhất, gần nhất với cảm nhận của số đông khán giả. Và cũng đừng ngại viết lại Lyric, nếu chúng thực sự có vấn đề.
Nếu bạn thực sự tự tin vào khả năng của bạn thân, thì đừng ngại tạo nhạc Beat của riêng mình. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm tạo Beat mà bạn có thể dễ dàng sử dụng ngay trên PC cá nhân. Với kĩ năng và kĩ thuật đủ tốt, chắc chắn bạn sẽ có thể tạo một bản nhạc Beat dành riêng cho bài Rap của mình.
5. Cách để viết Rap và những điều cần nhớ
5.1. Giữ cho bài rap luôn tươi mới
Đừng chỉ lặp đi lặp lại một flow hay giai điệu giống nhau. Một típ nhỏ rằng bạn hãy thay đổi thứ gì đó trong câu Rap sau mỗi 4 ô nhịp. Nếu không giữ được sự thay đổi và sáng tạo, Bài Rap của bạn sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán và không có điểm nhấn. Vì vậy, hãy thay đổi, nhịp, vần, cường độ, tốc độ, … bất cứ kĩ thuật nào khiến bài Rap trở nên thu hút hơn.
5.2. Đừng tạo một bản rap bằng quá nhiều từ
Một điều mà các Newbie thường gặp phải khi học Rap là sử dụng quá nhiều từ để diễn đạt ý tưởng. Một điều hiển nhiên rằng, có rất nhiều Rapper thành công với điều này. Nhưng với những bạn mới vào nghề, tốt nhất hãy viết Rap bằng những câu ngắn gọn và tránh ôm đồm quá nhiều. Nếu chưa có nhiều kĩ năng, câu Rap của bạn rất dễ không phù hợp với thanh nhạc và nghe có vẻ hơi “cẩu thả”. Nếu bạn không thể điền tất cả các từ bạn muốn vào cùng một Bar, hãy tìm cách bỏ bớt từ hoặc cắt chúng thành một Bar mới.
5.3. Đừng sợ viết lại đoạn rap
Trong sáng tác nghệ thuật, không thể tránh việc phải sáng tác lại tác phẩm của mình. Từ nhà văn, nhạc sĩ, … tới các nghệ sĩ Rap cũng cần đến điều này. Do đó, nếu bạn cảm thấy tác phẩm của mình chưa hoàn thiện, đừng ngại sáng tác lại đoạn rap của mình. Có một sự thật rằng, sửa một tác phẩm nào đó còn khó gấp trăm lần viết một tác phẩm mới. Và trong lúc viết lại bài Rap của mình, biết đâu bạn lại có một ý tưởng hay ho này đó chăng.
Xem thêm: Download & Play Stick War: Legacy 2021, Stick War: Legacy For Android
Học Rap chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Và cách để viết Rap cũng thế. Sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi là một yếu tố cần thiết. Sự kiên trì và quyết tâm đó chắc chắn sẽ đưa bạn tới thành công.