Nhận xét Dàn ý và văn mẫu lớp 6 là ý tưởng trong bài viết hiện tại của Emerald City Convergence. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.
Mỗi khi làm một việc tốt, con người ta đều trải qua chung một cảm giác, đó chính là sự hạnh phúc. Vậy em đã làm được những việc tốt nào mà khiến bản thân nhớ mãi đến bây giờ? Dưới đây là một số bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài kể về một việc tốt mà em đã làm. Các bài văn phù hợp với chương trình văn học THCS, cụ thể là văn học lớp 6, thuộc thể loại văn tự sự. Mời các em cùng đón xem nhé.
Dàn ý bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm
1/ Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về việc tốt mà em đã làm
– Kết quả mà việc tốt em đã làm như thế nào (Giúp đỡ được ai, người ta có cảm ơn em không,…)
2/ Thân bài
– Kể lại bối cảnh và nội dung của việc tốt đó
– Thời gian và địa điểm em thực hiện việc tốt
– Em làm việc tốt giúp đỡ ai, một mình hay có sự giúp đỡ của người khác nữa?
– Có người khác chứng kiến việc tốt của em không? Nếu có thì là có bao nhiêu
– Người em giúp đỡ gặp khó khăn gì?
– Sau khi được giúp đỡ, tâm trạng của người đó như thế nào?
– Em có vui khi làm công việc đó?
– Suy nghĩ và tâm trạng của em sau khi làm việc tốt.
– Suy nghĩ và tâm trạng của em sau một khoảng thời gian dài (Có thể làm hôm sau, tuần sau kể từ lần đó)
3/ Kết bài
– Chốt lại vấn đề
– Nêu lại một lần nữa cảm xúc của mình sau khi làm việc đó
Dàn ý tóm gọn
Mở bài:
Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao … (giới thiệu một cách khái quát).
Thân bài:
– Đó là việc gì?
– Thời gian, địa điểm?
– Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
– Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
– Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
– Những điều em suy nghĩ.
Kết bài:
Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
Bài viết số 1: Kể lại việc tốt mua cam giúp bà cụ nghèo
Trong cuộc sống có những chuyện dù là vô cùng nhỏ bé nhưng lại sẽ mang tới cho cuộc sống một chút ngọt ngào, một chút vui tươi và một niềm tin tươi sáng vào lòng người và cuộc sống. Và tôi đã làm được điều ấy để tới giờ khi nghĩ lại thấy ấm áp lạ thường. Đó là mua ít đồ cho bà lão bán hàng rong bằng tiền tiết kiệm của bản thân.
Hôm đó sau khi tan học vì phải trực nhật nên tôi đã về muộn hơn các bạn trong lớp. Khi ra khỏi cổng trường, tôi cố gắng đi xe thật nhanh về nhà ăn cơm với mẹ vì lúc đó cũng đã trưa và nắng thì vô cùng gay gắt. Được một quãng tôi lơ đễnh nhìn xung quanh thấy bên đường bọn trẻ con nô nghịch chạy huyên náo cả một góc đường bất kể trời về trưa càng nóng rát. Bất chợt đôi mắt tôi dừng lại ngay gần đó một bà cụ bán gánh hàng rong. Đôi mắt nheo lại vì ánh nắng, mái tóc bạc lơ thơ cùng làn da đồi mồi khiến gương mặt cụ càng trở nên khắc khổ bên cạnh gánh hàng. Trong lòng tôi như mách bảo muốn đứng thật lâu để nhìn cụ bởi có lẽ tôi tìm thấy điều gì đó giống nội tôi ở quê một nét tảo tần, dịu hiền…Như có động lực tôi tiến đến gần gánh hàng của cụ và tìm khắp trong người mình số tiền tôi tiết kiệm được nhờ mẹ cho trong những lần ăn sáng. Đếm được cũng tầm hơn hai mươi ngàn đồng tôi nhẹ nhàng hỏi cụ:
– Cụ ơi số cam này bán như thế nào ạ?
Cụ nhìn tôi với ánh mắt vô cùng hiền hậu và nói :
– Con mua giúp cụ số cam này nhé có 10 ngàn một cân thôi, mua giúp cụ để cụ về nhà chứ trưa nắng quá rồi!
– ” Vậy hay quá cụ bán cho con một cân nhé ” – Tôi trả lời cụ
Nhận cam và gửi cụ tiền tôi được dịp ngắm và quan sát kỹ cụ hơn đôi mắt dù nheo lại vì nắng nhưng vẫn không mất đi sự hiền từ, trìu mến. Tôi có hỏi và được biết cụ sống một mình cũng không xa trường tôi học , cụ đi bán hàng rong để có tiền trang trải cuộc sống. Thương cụ tôi đã biếu cụ hết số tiền trong túi dù thật sự không nhiều nhưng cụ rất vui và không ngừng khen tôi là đứa trẻ ngoan. Chào cụ tôi đi thật nhanh để trở về nhà, tôi muốn kể với mẹ về cụ và về chuyện tôi đã làm cùng túi cam ngọt mát trên tay, chắc chắn mẹ cũng sẽ khen và rất tự hào về tôi.
Chỉ là một việc nhỏ nhưng tôi cũng đã rất vui vì được giúp đỡ người khác đặc biệt là các cụ già – những người có hoàn cảnh khó khăn. Văng vẳng bên tai tôi là câu tục ngữ, ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bài viết số 2: Kể về việc tốt là xách đồ
Buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều mùa đông, cơn mưa dài đã đem đến cho không gian một màu xám đục. Em đi học về trên con đường làng quen thuộc. Bỗng nhìn sang bên kia đường, em thấy một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi đang bế đứa bé chừng hai tuổi, vai cô lại khoác túi, một tay xách giỏ nặng đang lúng túng bên vệ đường, khuôn mặt cô thoáng vẻ lo âu.
Em đến gần cô, khẽ hỏi:
– Cô ơi! Cô về làng phải không?
Cô mỉm cười và bảo:
– Ừ! Cô về làng ở cuối đường này đấy. Cháu đi học về đấy à?
Cô không nhờ em xách hộ giỏ nhưng nhìn ánh mắt đầy vẻ lo lắng của cô, em biết mình phải làm gì lúc ấy. Không ngần ngại, em đưa tay đỡ lấy giỏ đồ của cô và nói:
– Cháu xách giỏ đồ giúp cô nhé!
Cô đưa giỏ cho em nhưng có vẻ ái ngại. Có lẽ cô nghĩ em sẽ không xách được cái giỏ nặng ấy. Em xách giỏ và sánh bước bên cô, giỏ nặng thật, thảo nào cô mệt mỏi vậy. Đi được một quãng đường ngắn, cô bảo:
– Thôi cháu à! Giúp cô bấy nhiêu được rồi đấy. Cháu nhỏ thế mà xách giỏ nặng, cô không đành lòng.
Em quả quyết trả lời:
– Không sao đâu cô ạ! Cháu vẫn xách được đấy mà.
Thế là em tập trung vào việc xách cái giỏ nặng ấy để giúp cô. Đứa bé úp mặt vào vai mẹ mà ngủ, nó vừa nín khóc nên đôi vai thỉnh thoảng giật lên theo tiếng nấc hãy còn trong giấc ngủ.
Thấy thương hai mẹ con cô ấy, em đã quên đi sự nặng nề trên đôi tay bé nhỏ của mình. Về đến làng, trời nhá nhem tối. Em trao lại giỏ xách cho cô rồi rảo bước về, vừa đi vừa thấy vui vì đã làm được một việc có ích: Biết giúp đỡ người khác đang gặp khó khăn. Em càng vui hơn nữa khi bắt gặp ánh mắt của cô nhìn em với cái nhìn trìu mến, đầy thiện cảm.
Cô vẫn đứng đấy dõi mắt nhìn theo em, cho đến khi em đã khuất bởi những căn nhà nhỏ lúp xúp bên đường.
Nguồn bài viết: http://sachgiai.tuthienbao.com/
Bài viết số 3: Kể về việc tốt dắt em nhỏ qua đường
Có một lần, tôi cùng các bạn đi học về. Đúng giờ tan tầm, ngã tư nườm nượp người. Chỉ trông xe cộ vùn vụt ngược xuôi cũng chóng cả mặt. Đang chuẩn bị sang đường bên kia, bỗng tôi chợt thấy một em bé chừng năm, sáu tuổi đứng ngơ ngác nhìn trước, nhìn sau. Em đang tìm cách qua đường. Em vừa đặt chân xuống đường khi xe này xe khác lao tới. Mắt em ngấn lệ. Tôi dừng lại và tiến về phía cô bé.
Tôi hỏi:
– Em muốn sang đường ạ? Sao lại không đi với người lớn thế này?
– Em cùng mẹ vào chợ nhưng bị lạc. Nhà em ở đằng kia kìa nhưng em không sang đường được.
Thế chị dắt em sang nhé!
Tôi vừa nói thì bọn bạn đứng bên léo nhéo gọi:
– Phương ơi! Phương ơi! Nhanh lên nào, đứng lại làm gì thế!
– Các cậu cứ đi trước đi. Mình sẽ đi theo sau!
Tôi nắm tay cô bé và dắt qua đường. Tới bên kia tôi hỏi:
– Nhà em ở đâu? Cô bé chỉ tay về phía phố trước mặt và nói:
– Nhà em ở phía đường kia kìa! Nhìn tay em chỉ, tôi biết em phải qua đường lần nữa. Tôi liền nói:
– Thôi, thế để chị dắt em qua nốt đường bên kia rồi em hãy tự đi về nhà! Sang đường, tôi nói với em:
– Em đi về nhé! Tôi nhìn theo cô bé cho tới khi cô rẽ vào ngôi nhà cách chỗ tôi đứng không xa.
Sau đó ít lâu, tôi cũng chẳng còn nhớ chuyện này nữa. Vào một ngày chủ nhật, lũ chúng tôi rủ nhau đi chơi. Đang ríu rít trò chuyện bỗng tối nghe tiếng người gọi tên mình:
– Chị Phương ơi, chị Phương ơi! | Tôi nhìn quanh. Chẳng nhận ra ai gọi cả. Tôi vừa định đi tiếp thì chợt nhận ra bé gái lách đám đông chạy tới:
– Chị Phương ơi, em đây mà!
Cô bé giơ tay vẫy tôi rối rít. Sau một chút ngỡ ngàng, tôi nhận ra đó là cô bé hôm nào dẫn mình qua đường.
Lũ bạn tôi thấy thế liền hỏi tôi:
– Ai thế hả Phượng?
– Em bé hôm lâu chúng mình gặp đây. Các cậu còn nhớ không?
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng trải qua thời thơ ấu. Có những người có tuổi thơ đẹp, hạnh phúc, không ít người phải chịu cảnh khổ cực bất hạnh. Nhưng dù là ai và rơi vào hoàn cảnh nào cũng đều có kỉ niệm vui buồn của thời tuổi thơ. Kỉ niệm đáng nhớ đối với em là kỉ niệm năm học lớp 4.
Đó là năm em học lớp 4A Trường Tiểu học Uy Nỗ. Năm học đó em đã chăm chỉ, nỗ lực, hăng say học tập. Và sau những ngày thi vất vả chúng em được nghỉ học một thời gian ngắn để đón chờ ngày tổng kết năm học.
Rồi cái ngày vui sướng ấy cũng đến. Cô giáo bước vào lớp nhìn chúng em mỉm cười. Sau những lời tổng kết ngắn gọn tình hình năm học, cô thông báo lớp có năm bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, mười chín bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Cô còn thông báo rằng bạn học sinh có điểm tổng kết cao nhất lớp cũng đồng thời là bạn có điểm tổng kết cao nhất khối lớp một trong trường. Chúng em nghe vậy thì hồi hộp lắm! Không biết mình có trong danh sách học sinh giỏi không? Và không biết ai là người học sinh đặc biệt kia?
Cô đọc tên từng bạn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến một. Không có tên em trong đó! Em run run ngồi im thin thít. Rồi đến danh sách năm bạn học sinh giỏi:
– Phạm Đức Duy!
– Ngô Đức Nhung!
– Ngô Minh Tuyết!
– Nguyễn Ngọc Tuấn!
Và…
– Phạm Bảo An!
Cô cũng xin thông báo: Bạn Phạm Bảo An đồng thời cũng là bạn học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhất lớp ta!
Em như không tin vào tai minh nữa, tim em như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cả lớp vang lên những tràng pháo tay giòn giã. Tất cả mọi ánh mắt trong lớp đổ dồn về phía em.
Em bất chợt đứng dậy và ôm chầm lấy người bạn cùng bàn như một hành động vô thức.Sau khoảnh khắc vui sướng và bất ngờ ấy, những tràng pháo tay đã ngớt, mọi người im lặng ngẫm nghĩ về kết quả của mình em mới rời tay khỏi người bạn của mình, nhìn sang bạn đó em chợt nhận ra đó là một bạn nam. Cả lớp lại được một phen cười bể bụng, còn em và bạn trai đó thì xấu hổ đỏ mặt không giám nhìn đi đâu.
Sau không khí nào nhiệt đó, mọi người cũng dần im lặng để dành thời gian cho cô giáo căn dặn.
Cô nhắc nhở chúng em nhìn vào kết quả học tập để tự đánh giá những nỗ lực học tập của mình và khuyên chúng em cố gắng trong năm học tới. Đã có lúc, em cảm tưởng như ánh mắt cô dừng lại rất lâu trên gương mặt em như muốn khích lệ:
– Em cố gắng phát huy thành tích của mình nhé!
Tan buổi tổng kết, em chạy thật nhanh về nhà. Vừa về đến cổng em đã cất tiếng rất to gọi bố mẹ. Nghe tiếng em cả nhà đi nhanh ra hè, em ôm chầm lấy mẹ – khi đó đã chạy vội ra sân. Em hổn hển thông báo kết quả học tập của mình, và cũng không quên thông báo cả thứ bậc xếp loại trong khối.
Bây giờ thì em đâu còn nghĩ đến những ngày ấy! Hai ngày sau là ngày tổng kết năm học của trường, đón em lên nhận phần thưởng đầy vinh dự của mình là nắng vàng, gió nhẹ và những tràng pháo tay khen ngợi của bạn bè, thầy cô.
Cảm giác của em khi này đã khác, thay cho niềm hồi hộp, ngỡngàng là lời tự nhủ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.
Sau lần đạt danh hiệu cao quý ấy, em cũng liên tiếp được nhận danh hiệu đó trong những năm học tiếp theo, những kỉ niệm về năm học lớp 4 làm em cứ nhớ mãi, vì đó là năm học đầu tiên em đạt được danh hiệu đó, kỉ niệm đó còn gắn cả với một bạn trai mà giờ đây bạn ấy là bạn thân nhất của em.
Bài viết số 4
Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.
Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :
– Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ ?. Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé !
Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi :
Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm ! Cháu ngoan quá !
Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng :
Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà !
Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói :
– Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.
Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt, thưa với bà:
– Bà ơi ! Bà không cần cám ơn cháu đâu, đây là tấm lòng của cháu xem bà như là bà của cháu ở nhà vậy. Còn có nhiều bạn cùng lứa tuổi cháu cũng thương yêu người già lắm bà ạ !.
Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà.
Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.
Rồi cho đến một ngày, hai ngày, ba ngày … cho đến một tháng sau, tôi cũng không gặp lại bà. Nghe cô chú nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.
Trên đây là một số bài văn tự sự và dàn ý cho đề bài kể về một việc tốt mà em đã làm. Để làm tốt đề văn trên, các em học sinh cần có những trải nghiệm của bản thân mình và tái hiện dưới nét bút chân thực nhất. Qua đề văn này, chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ người khác trong những lúc hoạn nạn giống như những cậu bé, cô bé trong các mẫu chuyện trên nhé.