Phân tích Thuyết minh về con trâu là conpect trong bài viết bây giờ của blog Emerald City Convergence. Đọc content để biết đầy đủ nhé.
Đề tài thuyết minh về con vật đòi hỏi các bạn học sinh phải nắm rõ, có kiến thức về những đặc điểm, tập tính, nguồn gốc và những giá trị mà chúng mang lại. Với bài thuyết minh về con trâu, về con vật gần gũi với nhà nông có thể khiến một số bạn không biết thuyết minh ra sao, vào bài và kết bài như thế nào. Sau đây chúng tôi xin đưa đến bạn đọc dàn ý cùng văn mẫu với đề bài thuyết minh về con trâu.
Dàn ý tổng quát thuyết minh về con trâu
1. Mở bài
Giới thiệu về con trâu
2. Thân bài:
2.1. Nguồn gốc trâu Việt Nam từ đâu
- Nguồn gốc trâu theo lịch sử
- Nguồn gốc trâu theo truyện dân gian
2.2 Tập tính của loài trâu Việt Nam
- Nêu các tập tính về cách sống của trâu
- Nêu tập tính đặc trưng của trâu về cách ăn hay việc sinh sản cùng sự trưởng thành của trâu ra sao
2.3. Trâu Việt Nam có những chủng loại trâu nào
- Các chủng loại trâu Việt Nam
- Đặc điểm khác nhau giữa các chủng loại trâu
2.4. Trâu Việt Nam mang những đặc điểm như thế nào
- Đặc điểm về hình dáng, kích thước
- Đặc điểm về các bộ phận trên cơ thể
2.5. Trâu mang lại những lợi ích và giá trị như thế nào với con người, với xã hội
- Nêu những lợi ích mà trâu mang lại cho người nông dân và cho nền nông nghiệp lúa nước Việt nam
- Nêu vai trò trâu trong đời sống người nông dân, với xã hội
Kết bài
Tương lai của con trâu
Dàn ý chi tiết thuyết minh về con trâu
1. Mở bài
- Giới thiệu về con trâu
- Hình ảnh thôn quê, xóm làng gắn liền với những con vật quen thuộc, gần gũi
- Con trâu mang lại nhiều giá trị với người nông dân và với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam.
2. Thân bài
2.1. Nguồn gốc
- Tiến hóa từ trâu rừng
- Được người dân thuần chủng trở thành trâu như ngày nay
- Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bộ nhai lại, họ bò.
- Theo truyện dân gian, trâu từng là vị thần trên trời do vô tình gây nên nạn đói nhân gian bị Thượng Đế phạt làm trâu.
2.2. Tập tính
- Trâu thường sống theo bầy đàn
- Khi ăn, chúng có thói quen nhai lại thức ăn.
- Trâu thích đến các nơi đầm lấy, ao bùn.
- Trâu mới sinh dược gọi là nghé, chưa có sừng.
- Nghé phát triển khá nhanh, sau 2 tuần sinh nghé có thể đứng, đi chập chứng, sừng bắt đầu nhú.
- Khoảng 2 – 3 tháng, nghé bước vào giai đoạn trâu trưởng thành và dần hoàn thiện các bộ phận trâu.
2.3. Chủng loại
- Trâu Việt Nam phổ biến với hai loại trâu: Trâu trắng và trâu đen được phân loại dựa vào màu sắc lông
- Trâu trắng: Bộ lông màu trắng, biểu tượng sự may mắn
- Trâu đen: phổ biến nhất tại Việt Nam, lông màu đen
2.4. Đặc điểm
- Trâu đực và trâu cái có những đặc điểm khác nhau nhất định
- Lông trâu ngắn, có màu trắng hoặc xám đen.
- Da trâu cứng cáp
- Bốn chân thấp, guộc chẵn
- Thân hình trâu chắc nịch, khỏe khoắn
- Đuôi dài linh hoạt, phe phẩy đuổi ruồi muỗi.
- Trên đầu có cặp sừng cong, dài và phát triển hơn so với bò.
- Trâu không có hàm trên.
- Sữa trâu loãng, chứa ít dinh dưỡng
2.5. Giá trị
Giá trị sử dụng:
- Trâu ra đồng cày lúa với người nông dân
- Trâu chở đồ, kéo xe
- Thịt trâu mang lại nguồn lợi kinh tế
- Da trâu làm đồ thời trang, mỹ nghệ
Giá trị tinh thần:
- Trâu là người bạn gần gũi, thân thuộc với người nông dân, là người đồng hành cùng trải qua những nắng mưa, vất vả, những trưa hè nắng gắt bên cánh đồng
- Các lễ hội trọi châu Đồ Sơn là nét văn hóa đẹp của người dân bản địa
- Trâu trở thành biểu tượng thế vận hội Seagame lần thứ
Kết bài
- Tương lai của con trâu
- Hình tượng đẹp đẽ của con trâu trong đời sống hiện đại
Bài viết số 1: Thuyết minh về con trâu quê em
Gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam, không thể không nói đến hình ảnh con trâu cùng người nông dân cày cấy ngoài đồng buổi trưa hè. Có thể nói trâu là loài động vật lành tính, mang lại nhiều giá trị cho nhà nông.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hóa sau hàng ngàn năm, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bộ Nhai Lại, bộ Guốc Chẵn, họ Bò. Trong những câu truyện dân gian, nguồn gốc trâu được kể lại mang màu sắc kỳ ảo, rằng trâu từng là một vị thần trên trời có tính lười biếng , hậu đậu, khi được phái xuống trời gieo hạt giống vô tình gieo cỏ dại khiến chúng phát triển, các cây giống bị hút mất dinh dưỡng từ đất gây ra nạn đói cho nhân gian, vì thế vị thần đấy chịu phạt biến thành trâu để mang lại mùa màng cho người dân.
Tại Việt Nam, loài trâu phổ biến với hai loại chính: trâu trắng và trâu đen, được phân loại dựa trên màu sắc của lông. Trâu trắng là loại trâu có lông màu trắng ngà, thường những con trâu trắng được gọi là động vật mang lại may mắn. Trâu đen có số lượng áp đảo hơn cả so với trâu trắng, phân bố rộng suốt dải đất hình chữ S.
Đi sâu về tập tính và đặc điểm của trâu, trâu có tập tính nhai lại khi ăn, thức ăn được đưa vào dạ cỏ và dạ tổ ong, phần thức ăn không tan được đưa lại khoang miệng để trâu nhai lại, phần tan vào các dạ lá sách, dạ túi khế để tiêu hóa. Không chỉ vậy, trâu có tập tính sống bầy đàn cao, chúng thích sống tại các vùng đầm lầy, bùn lầy. Mỗi năm trâu đẻ hai lứa, mỗi lứa một con, trâu mới sinh được gọi là nghé, chưa có sừng, nghé trưởng thành khá nhanh khi khoảng hai tuần biết đi, khoảng 2 – 3 tháng thì trở thành trâu trưởng thành và dần hoàn thiện các bộ phận khác.
Về đặc điểm, trâu có thân mình chắc nịch, khỏe khoắn, bộ lông có hai loại màu trắng ngà hoặc xám đen với các sợi lông ngắn tũn, da trâu dày và cứng cáp, mùa đông ấm áp. Trâu có 4 chân ngắn với bộ guốc chẵn nhưng với những con trâu chọi sở hữu tốc độ khá nhanh. Đuôi trâu dài, linh hoạt, ve vẩy đuổi ruồi, muỗi. Phần đầu trâu, hai cặp sừng dài phát triển, cong và đầu sừng khá nhọn, hai đôi mắt tròn như hai viên pha lê đen, trong khoang miệng không có hàm trên. Hầu hết trâu đực có phần minh to hơn trâu cái, sức kéo cùng thịt trâu dai và chắc hơn trâu cái. Trâu cái có thể tiết sữa nhưng sữa trâu chứa rất ít dinh dưỡng.
Sở hữu những ưu điểm như vậy, trâu mang lại nhiều giá trị to lớn cho người nông dân nói chung và nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam nói riêng. Đối với giá trị sử dụng, trâu cung cấp sức kéo, kéo xe, kéo cày cho người nông dân ngoài đồng. Thịt trâu còn là một loại đặc sản mang lại nguồn lợi kinh tế cho người nuôi thịt. Da trâu còn dùng làm da các loại túi, ví, thời trang. Với giá trị tinh thần, trâu là người bạn đồng hành, gần gũi, thân thuộc với người nông dân, cùng họ trải qua khó khăn vất vả suốt bao mùa màng, vụ lúa. Một số nơi không chỉ Việt Nam tổ chức các lễ trọi trâu như lễ chọi trâu Đồ Sơn Thanh Hóa được coi là một nét văn hóa không thể thiếu của người dân bản địa, những con trâu chọi thắng được thịt và bán lấy may mắn cho năm mới. Đặc biệt, trâu từng là linh vật trong đại hội thể thao Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam.
Có thể thấy, trâu quả thực là người bạn của nhà nông, mang lại nhiều giá trị, nguồn lợi to lớn cho người nông dân và đóng góp lớn cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng hình ảnh trâu cày kéo luôn là biểu tượng đặc trưng khi nhắc đến nền công nghiệp lúa nước Việt Nam.
Bài viết số 2
Trâu là loài động vật quen thuộc đối với làng quê, cánh đồng ruộng Việt Nam. Đặc biệt là đối với người nông dân, trâu là động vật không thể thiếu trong việc làm ruộng, cày bừa. Vì thế trâu được nhắc đến trong câu thành ngữ Việt Nam xưa “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Trâu xuất hiện từ rất lâu ở đồng quê Việt Nam, hình ảnh con trâu dường như không xa lạ đối với người dân ở đây.
Trâu thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, là động vật ở nhóm Thú có vú vì nó nuôi con bằng sữa.
Nó có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc giống trâu đầm lầy. Trâu to, khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc. Những điểm này rất thích hợp đối với công việc của chú trâu.
Nhắc đến con trâu là ai cũng nghĩ ngay đến một hình ảnh làm việc siêng năng, cần cù cùng với người nông dân, đó là chú trâu hiền lành cùng với việc cày bừa trân đồng ruộng đầy vất vả. Trâu xuất hiện trên đồng ruộng làng quê Việt Nam, nó cày bừa thật chăm chỉ.
Khi lưỡi cày cắm xuống đất, nó nhanh nhẹn kéo cày thành từng luống đất đều đặn tăm tắp, khiến người nông dân rất hài lòng. Trâu làm việc từ sáng đến tối, dường như không mệt nhiều. Khi người nông dân ra lệnh trâu về, nó hiểu ý chủ, liền nhanh nhẹn lên bờ.
Như nhớ đường về nhà nên trâu đi rất nhanh và nó biết về đúng nơi mà được coi là “Thiên đường riêng” của mình, đó là cái chuồng trâu thật đẹp và sạch sẽ, với những thức ăn ngon mà người chủ đã chuẩn bị sẵn, đó là những ngọn cỏ thật tươi.
Con trâu còn gắn bó với tuổi thơ của những trẻ mục đồng. Hình ảnh với những buổi chiều nắng dịu, lũ trẻ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, chơi cờ lao, thả diều đã là một hình ảnh đẹp, được các họa sĩ khắc lên những bức trang sinh động, mộc mạc, tự nhiên, một bức tranh làng quê rất đẹp.
Đặc biệt, lũ trẻ còn gắn bó thân thiết với chú trâu khi tắm sông. Chúng tắm và nô đùa với trâu dưới nước như những người bạn thân chứ không phải là một loài động vật nông nghiệp.
Thú vị hơn nữa, con trâu còn xuất hiện trong một số lễ hội, đình đám các Sea Game.
Ở Đồ Sơn, có lễ hội Chọi Trâu, diễn ra vào mồng chín tháng tám hằng năm. Lễ hội diễn ra nhằm chọn ra những chú trâu khỏe ở các vùng. Ngoài ra, còn có hội đua trâu, đâm trâu ở Tây Nguyên.
Lễ hội này thật có ý nghĩa. Những chú trâu được giết để lấy thị tế các vị thần linh trong bản, nhằm cầu phúc cho một năm an lành, trù phú.
Nói đến lợi ích của con trâu thì người ta nghĩ ngay đến sức mạnh của nó. Trâu có sức kéo trong cày bừa, làm ruộng, nó còn kéo xe, gỗ, giúp ít nhiều.
Ngoài ra, nó còn cung cấp thịt cho ngành thực phẩm. Trâu còn cung cấp sữa, làm đồ mĩ nghệ như sừng, da,…
Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng.
Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam.
Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng.
Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quả công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Bài viết số 3
Nhắc đến nền văn minh lúa nước Việt Nam ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu cùng người nông dân kéo cày trên đồng ruộng. Con trâu không biết tự bao giờ đã trở thành người bạn thân thuộc của nhà nông, bầu bạn với họ trên những đồng lúa trải dài và là nét đặc trưng nổi bật ở nước ta.
Trâu là một con vật thuộc họ trâu bò nhóm trâu đần lầy, bộ Guốc chẵn và là loài nhai lại, động vật có vú, nhóm sừng rỗng, sống chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Á, miền Bắc Úc, có nguồn gốc từ trâu rừng được con người thuần hóa từ hàng ngàn năm về trước. Qua trí tưởng tượng và sức sáng tạo của dân ta ngày trước mà con trâu còn gắn liền với một truyền thuyết, kể rằng trâu thực chất là một vị thần trên trời, bị ngọc hoàng trừng phạt bởi tính lười biếng, hấp thấp khi gieo hạt giống cây trồng xuống trần gian mà gây ra nạn đói cho người dân, chính vì thế “vị thần” ấy luôn gắn liền với những cánh đồng ruộng mênh mông, giúp đỡ nông dân trong những mùa gặt hay cấy cày.
Tuổi đời của loài này khoảng 20 năm, trọng lượng trung bình của con trưởng thành từ 250-500kg, có loài nặng lên đến 800 – 1,2 tấn. Trâu gồm rất nhiều chủng loại và được xếp vào hai nhóm chính: trâu rừng châu Phi và trâu châu Á. Ngoài ra trâu có tập tính sống theo bầy đàn đồng thời có mức độ “ trung thành” khá cao, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cỏ dại, rau xanh,….
Trong đó trâu được nuôi trong các hộ gia đình hoặc trang trại chăn nuôi còn được nuôi bằng đạm, ngũ cốc, cỏ sấy khô,….Tuy cùng thuộc họ trâu nhưng nếu trâu nhà rất lành tính thì trâu sống trong hoang dã phần lớn đều rất hung dữ và hiếu chiến vì thế ở Tây Ban Nha, trâu còn được nuôi để phục vụ cho các cuộc chọi trâu.
Về đặc điểm hình dáng, trâu chủ yếu có bộ da màu đen nhạt, khá dày hoặc có loại có màu trắng nhạt. Trên đầu chúng có hai cặp sừng dài và cứng hình lưỡi liềm, phát triển hơn sừng của loài bò, có hai đôi mắt tròn nhỏ, mõm chúng khá rộng, hàm răng lớn tuy vậy trâu chỉ có hàm răng trên, răng của chúng cách nhau tạo nên một khoảng hở rộng nên đây cũng là lý do mà trâu có tập tính nhai lại để nghiền kỹ thức ăn., hai đôi tai nhỏ trên đỉnh đầu.
Phần thân của chúng khá to với kích thước dài tầm hơn mét, bốn cái chân lớn và dài, mỗi bàn chân có gắn guốc chẵn. Giống như những loại động vật nhai lại khác, trâu có dạ dày bốn ngăn, khi thức ăn lần đầu vào dạ dày, chúng sẽ trải qua các quá trình diễn ra trên bốn ngăn sau đó quay lại mõm trâu để chúng tiếp tục hoạt động nhai lại và được lặp lại nhiều lần cho đến khi thức ăn hoàn toàn được hấp thu.
Hoạt động này diễn ra tầm gần 8 tiếng. Trong thời kỳ sinh sản, trâu cái mang thai tầm khoảng mười tháng, không cố định phụ thuộc vào chủng loại trâu mà thời gian có thể kéo dài hoặc được thu ngắn lại. Đặc biệt mỗi lứa trâu chủ yếu chỉ đẻ một con, rất ít khi sinh từ hai con trở lên. Trâu con khi mới được sinh ra được gọi là nghé, đủ hai tuổi nghé đến thời kỳ trưởng thành và dần hoàn thiện cho đến thời kỳ trưởng thành.
Ngoài ra, trâu còn mang lại rất nhiều giá trị, lợi ích to lớn cho đời sống con người. Trâu cung cấp nguồn lợi thực phẩm lớn, bởi da trâu khá dày và dai nên thịt trâu thường dùng làm các món khô sấy, hoặc xào với rau,.. đồng thời cung cấp sức kéo thay người dân vác cày nặng để cấy lúa, mang vác một số vật nặng nhất định.
Tuy nhiên hiện nay, thời đại công nghệ hóa thay thế sức kéo của trâu nên trâu được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Không chỉ vậy, trâu còn giữ một vị thế quan trọng trong nền văn hóa nước ta , trâu chính là linh vật trong SEA GAMES, đại diện cho thể thao nước ta với hình tượng trâu vàng.
Ở những quốc gia khác, chúng cũng mang vai trò lớn không kém, nếu như nước ta trâu là đại diện cho nền văn minh lúa nước thì ở Phi – líp –pin trâu chính là biểu tượng của quốc gia ấy, là thánh vật của Trung Quốc. Lợi ích là thế nhưng có rất nhiều dịch bệnh đã và đang đe dọa đến loài trâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe loài vật cũng như sức khỏe con người khi ăn phải thịt trâu bệnh.
Ta có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á, châu Âu, trâu luôn giữ được vị thế quan trọng, làm nên nét đẹp nổi bật đặc trưng tại mỗi quốc gia. Tuy hiện nay số lượng cá thể trâu rất lớn nhưng chúng vẫn có thể bị tuyệt chủng nếu nguồn thức ăn bị cạn kiệt, các bệnh dịch không được ngăn chặn kịp thời, con người sử dụng thịt trâu quá độ, ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu có thể khiến trâu không thích nghi kịp.
Chính vì thế mỗi người chúng ta nên có ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh bởi mỗi hành động dù nhỏ nhất vẫn có thể tác động ảnh hưởng trực tiếp đến loài vật.
Bài viết số 4
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”
Không phải tự nhiên mà hình ảnh trâu luôn được xuất hiện trong những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam mà đó là cả một quá trình gắn bó, thân thuộc giữa người và trâu để tạo nên nhưng câu từ đầy yêu mến, gần gũi như thể đó là cuộc nói chuyện giữa những người bạn thân. Vậy “ người bạn” trâu mang những đặc điểm như thế nào?
Trước hết, trâu là loại động vật nhai lại, bộ Guốc chẵn, họ Trâu bò, thuộc nhóm sừng rỗng, vì loài vật này sinh sống ở các vùng có khí hậu ấm áp, nóng ẩm nên chúng chủ yếu có ở Nam Á, Đông Nam Á và miền Bắc Úc. Tổ tiên của trâu nhà ngày nay từ một loại trâu rừng được con người thuần hóa qua nhiều thiên niên kỷ.
Có nguồn gốc là như thế nhưng trong dân gian sự ra đời của loại trâu lại gắn liền với một câu truyện truyền thuyết, truyện kể rằng thuở xa xưa khi Thiên giới và nhân gian còn giao lưu với nhau, Ngọc Hoàng phái một vị thần xuống trần gian để gieo hạt giống các loại cây lương thực nhưng vì có tính lười biếng và hấp tấp nên vị thần đó đã phạm sai lầm gây ra nạn đói cho nhân gian.
Chính vì thế Ngọc Hoàng đã phạt ông biến thành trâu để tạ tội với người dân, chăm lo việc cày cấy cùng họ. Trâu nhà thường thấy ở nước ta là trâu đen hoặc trâu trắng, hai loại này thuộc nhóm trâu đầm lầy lành tính. Các loại trâu sống ngoài tự nhiên chủ yếu thuộc nhóm trâu rừng có tính dữ tợn và là một loại động vật rất nguy hiểm.
Tuy vậy chúng đều có tập tính sống theo bầy đàn và mang tính tập thể cao, hiếm khi rời và chuyển sang đàn khác. Trâu nhà có trọng lượng khá nặng tầm 250-500kg còn trâu sống hoang dã có trọng lượng lên tới 800kg – 1,2tấn. Thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ dại,rau xanh,…
Với trọng lượng như vậy nên chúng có một ngoại hình khá to lớn và rắn chắc. Trên đầu chúng có hai chiến sừng phát triển dài và cong lại như hình lưỡi liềm, bộ lông màu đen hoặc trắng tùy vào từng loại mà có lông dài hoặc ngắn, dày hay mỏng.
Đôi mắt tròn, nhỏ màu đen, cái mõm rộng có hàm răng lớn chỉ có hàm trên và có kẽ hở ở phía giữa, đặc điểm này của trâu được nhắc đến trong một câu truyện dân gian “ trí khôn của ta đây” rằng trước kia trâu có đủ hai hàm nhưng vì cười chê chú hổ bị mắc mưu chủ nên hàm răng bị vập phải gốc cây và tạo thành hàm trâu như bây giờ vậy.
Thân con trâu không quá tròn trính mà chắc khỏe, đuôi trâu ở phía sau thân hay ve vảy để đuổi muỗi hoặc các con bọ, trâu có bốn chân khá dài với dạ dày bốn ngăn phục vụ cho hoạt động nghiền nát thức ăn khó tiêu.
Vào giai đoạn sinh sản trâu thường mang thai tầm trên 10 tháng, và mỗi lứa chỉ đẻ một con, ít trường hợp đẻ hai con, trâu lúc mới sinh gọi là nghé, khi đủ hai tuổi mới chính thức được gọi là trâu.
Với đời sống con người, trâu góp vai trò vô cùng quan trọng và to lớn. Chúng mang lại nguồn lợi thực phẩm , tuy nhiên khác với bò, sữa trâu rất ít dưỡng chất nên chỉ có thịt trâu được sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn nhất đồng thời trâu cung cấp sức kéo phục vụ công việc cày cấy ngoài đồng cùng người nông dân hay kéo các vật nặng nhất định .
Sừng trâu còn được dùng để làm đồ trang sức, trang trí,… Không chỉ vậy ,trâu còn mang nét đẹp của nền văn minh lúa nước Việt Nam, được lấy làm biểu tượng cho thể thao nước nhà, gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ ông cha ta.
Ngoài ra trâu còn nằm trong mười hai con giáp và đứng ở vị trí thứ hai, vừa là biểu tượng của đất nước Philipin vừa đại diện cho một số tôn giáo, là thánh vật được tôn thờ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giống như các động vật nhai lại khác, trâu cũng bị nhiễm một số dịch bệnh có thể truyền nhiễm, lây sang đồng loại hoặc động vật khác thậm chí là con người như tiêu chảy, tụ huyết trùng, bệnh giun đũa do ăn phai cỏ có chứa ký sinh trùng hoặc giun,….
Chính vì thế khi mua thịt trâu cần đến những nơi uy tín, chất lượng, có thể đặt niềm tin để bảo vệ sức khỏe chúng ta.
Như vậy, hình ảnh trâu trên những cánh đồng lúa xanh bát ngát đã đi vào tiềm thức của bao người dân đất Việt, giữ một vị trí vô cùng quan trọng và thân thuộc đối với người nông dân, là bạn của họ để chia sẻ cùng nhau cái thời tiết làm đồng khắc nghiệt, nóng bức, cùng nhau san sẻ công việc chung.
Bởi thế mà ông cha ta từng nói “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” để khẳng định tầm vóc của chúng, có trâu mới có thể bắt đầu cơ nghiệp của riêng mình.
Trên đây là dàn ý và cách vào bài cho đề văn thuyết minh về con trâu giúp các bạn học sinh bớt bỡ ngỡ, có sự chuẩn bị trước khi làm bài. Bài viết cung cấp kiến thức về con trâu đầy đủ, rõ ràng, giúp bạn hành văn trôi chảy, mạch lạc, đủ ý và dành được điểm cao trong bài kiểm tra. Chúc các bạn học tốt.