Phân tích Dàn ý và bài văn mẫu là conpect trong content bây giờ của chúng tôi. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.
Trải qua hàng ngàn năm đổi thay với những biến động lịch sử, chùa cổ Bái Đính vẫn giữ nét đẹp kiến trúc độc đáo của các triều đại xưa, từ thời nhà Đinh đến thời nhà Lý. Ngoài vấn đề tâm linh thì ngôi chùa này còn được xem như một danh lam thắng cảnh đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc. Qua một số bài thuyết minh về chùa Bái Đính dưới đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về kiến trúc và lịch sử lâu đời của ngôi chùa này.
Bài viết số 1: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính
Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có những giá trị độc đáo về văn hóa tâm linh của người Việt như: chùa Hương, chùa Yên Tử,…. Một trong số đó phải kể đến chùa Bái Đính – nét đẹp tâm linh giữa lòng cố đô Hoa Lư.
Chùa Bái Đính là khu du lịch tâm linh xác lập nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam, là công trình của doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Có thể nói đây là ngôi chùa lớn nhất và nhiều kỷ lục nhất của Việt Nam. Chùa được hình thành từ hơn nghìn năm trước, trên đất Ninh Bình trong khoảng từ thời nhà Đinh đến nhà Lý bởi ba triều đại này đều rất quan tâm đến Phật giáo và đưa Phật giáo lên làm quốc sách hàng đầu cùng với việc xây dựng nhiều chùa chiền. Quần thể chùa Bái Đính hiện nay gồm hai khu: khu chùa cổ và khu chùa mới, nằm trên núi Tràng An.
Trải qua hàng ngàn năm đổi thay với những biến động lịch sử, chùa cổ Bái Đính vẫn giữ nét đẹp kiến trúc độc đáo của các triều đại xưa. Nơi đây nằm cách điện Tam Thế của khu chùa Mới 800m về phía Nam, mặt chùa quay về hướng chính Tây, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn_ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm, là một trong ba đền thờ thần của Hoa Lư tứ trấn ra đời dưới triều Đinh, ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian: đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Đặc biệt phải kể đến đền thờ thánh Nguyễn_ người sáng lập chùa Bái Đính Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không, ông là là một thiền sư, pháp sư tài danh của thời đại nhà Lý. Sử cũ kể lại, ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra hang động đẹp, liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Không chị vậy ông còn có nhiều đóng góp lớn như có công trong việc chế tạo “ tứ đại khí”, tổ sư nghề đúc đồng,.. vì thế mà ông được nhân dân lập đền thờ xưng thánh, đền nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng. Ngoài ra còn có giếng ngọc được xác nhận là giếng lớn nhất Việt Nam, tương truyền Nguyễn Minh Không đã lấy nước nơi đây để chữa bệnh cho dân và cho vua Lý Thần Tông. Có thể nói, khu chùa cổ Bái Đính có lịch sử hình thành từ nhà Đinh nhưng đến thời nhà Lý chùa cổ mới được hoàn thiện, mang đậm nét kiến trúc thời Lý.
Khu chùa mới được xây dựng vào năm 2003, có những nét đẹp kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc. Kiến trúc nơi đây nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng, sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Đặc biệt chùa mới có vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng tạo nên sự khác biệt với mái vòm thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết kiến trúc nơi đây mang dấu ấn của những làng nghề truyền thống Việt Nam bởi chúng là sản phẩm của 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm… các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng… tạo nên vẻ đẹp thuần Việt cho chùa mới. Chùa gồm cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông Thiện và ông Ác), hành lang La Hán với 500 tượng đá mang những vẻ mặt khác nhau, các điện chính như điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, tháp chuông, đây là nơi thờ Phật. Ngoài ra còn có tượng Di Lặc_ tượng lớn nhất Việt Nam nằm trên một ngọn đồi của chùa và Bảo Tháp trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện.
Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Không chỉ có những nét đẹp kiến trúc đồ sộ, độc đáo mà nơi đây còn có những giá trị đặc sắc về lịch sử phong kiến xưa, về văn hóa tâm linh, đời sống tâm linh của người Việt và giá trị du lịch cao, thu hút nhiều du khách tứ phương cũng như người dân bản địa đến tham quan, cúng thờ, thắp hương cầu may. Với những giá trị đó, Ninh Bình chính là niềm tự hào của người dân cố đô Hoa Lư nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bá vẻ đẹp của một nền văn hóa tâm linh của Việt Nam đến với các bạn bè quốc tế.
Bài viết số 2: Thuyết minh về ngôi chùa tâm linh Bái Đính
“Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa”
Ninh Bình, miền đất cố đô Hoa Lư ngày trước, nổi tiếng với nhiều nét đẹp văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, lưu giữ những giá trị lịch sử trường tồn như khu di tích cố đô Hoa Lư, di sản văn hóa thiên nhiên Tràng An,…. Một trong số đó phải kể đến chùa Bái Đính.
Chùa Bái Đính là một quần thể du lịch tâm linh của doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An và là ngôi chùa lớn nhất, xác lập nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam. Chùa được ra đời trong khoảng thời gian từ triều Đinh đến triều Lý bởi ở giai đoạn này nhà nước vô cùng quan tâm đến Phật giáo, đưa Phật giáo lên làm quốc sách, xây dựng nhiều công trình chùa chiền, kiến trúc mang hơi hướng Phật giáo, trong đó có chùa Bái Đính.
Điểm đặc biệt làm nên vẻ đẹp Bái Đính nằm ở nét kiến trúc đặc sắc, độc đáo, chùa gồm hai khu: khu chùa cổ và khu chùa mới. Khu chùa cổ nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới 800m về phía Nam, mặt chùa quay về hướng chính Tây, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn_ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm, là một trong ba đền thờ thần của Hoa Lư tứ trấn ra đời dưới triều Đinh, ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Chùa cổ Bái Đính có lịch sử hình thành từ thời Đinh nhưng những chi tiết kiến trúc, di vật cổ lại mang đậm dấu ấn thời Lý. Nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian: đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Đặc biệt phải kể đến đền thờ thánh Nguyễn_ người sáng lập chùa Bái Đính Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không, đền nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng. Nguyễn Minh Không là một thiền sư, pháp sư tài danh, đóng góp nhiều công lao cho nhà Lý.Theo các tài liệu sử học, ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra hang động đẹp, liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Ngoài ra còn có giếng ngọc được xác nhận là giếng lớn nhất Việt Nam, tương truyền Nguyễn Minh Không đã lấy nước nơi đây để chữa bệnh cho dân và cho vua Lý Thần Tông. Tiếp đến là khu chùa mời, được xây dựng vào năm 2003, nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng, sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Đặc biệt chùa mới có vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng tạo nên sự khác biệt với mái vòm thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết kiến trúc nơi đây mang dấu ấn của những làng nghề truyền thống Việt Nam bởi chúng là sản phẩm của 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm… các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng… tạo nên vẻ đẹp thuần Việt cho chùa mới. Chùa gồm cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông Thiện và ông Ác), hành lang La Hán với 500 tượng đá mang những vẻ mặt khác nhau, các điện chính như điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, tháp chuông, đây là nơi thờ Phật. Ngoài ra còn có tượng Di Lặc_ tượng lớn nhất Việt Nam nằm trên một ngọn đồi của chùa và Bảo Tháp trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Lệ hội nơi đây gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian, tham quan hang động, thưởng thức những làn điệu Chèo, Xẩm.
Có thể nói chùa Bái Đính là sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa xưa và nay, giữa cổ điển và hiện đại, có nhiều giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa tâm linh. Đến với nơi đây, tâm hồn ta như được giải tỏa, thư thái, nhẹ nhõm, những nỗi phiền lo, căng thẳng bị gác lại để hòa vào không khí linh thiêng, trầm lắng. Chùa Bái Đính chính là niềm tự hào của người dân cố đô Hoa Lư cũng như của bao người con đất Việt.
Về với vùng đất Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, ngoài những nét đẹp về kiến trúc đồ sộ, độc đáo, nơi đây còn có những giá trị đặc sắc về lịch sử phong kiến xưa, là một trong những điểm đến cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may. Bài văn thuyết minh về chùa Bái Đính đã cho ta thấy hầu hết mọi giá trị của ngôi chùa này mang lại. Niềm tự hào của bao người con đất Việt.