Chia sẻ Động từ trong tiếng anh là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Emerald City Convergence. Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé.
Động từ trong tiếng anh cấu tạo trực tiếp nên câu và là thành phần bắt buộc trong câu. Cũng có những trường hợp câu văn chỉ cần 1 động từ đủ diễn tả toàn bộ nội dung, cảm xúc muốn truyền đạt. Hãy cũng VerbaLearn tìm hiểu từ loại quan trọng này trước khi đến các điểm ngữ pháp phức tạp hơn nhé.
Động từ là gì?
Động từ là những từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái của chủ từ trong câu. Động từ trong tiếng anh được coi như là trung tâm của câu hay còn gọi là mệnh đề, bởi lẽ nếu thiếu chúng câu sẽ không hoàn chỉnh nghĩa.
Ví dụ về động từ
- Play (chơi)
- Run (chạy)
- Walk (đi bộ)
- Grow (lớn lên)
- Surprise (ngạc nhiên)
- Worry (lo lắng)
Phân biệt thì động từ & dạng động từ
Thì động từ ám chỉ 12 thì cơ bản trong tiếng anh cho chúng ta biết về các mốc thời gian diễn ra hành động hoặc sự việc đó. Còn dạng động từ chính là các hình thức khác nhau của một động từ. Dạng động từ chỉ là hình thức và không biểu lộ thời gian cho mệnh đề giống như thì động từ.
Ví dụ về dạng động từ của động từ listen
Dạng động từ | Ví dụ cho động từ Listen |
Nguyên mẫu | listen |
Thêm s/es | listens |
Quá khứ | listened |
To + nguyên mẫu | to listen |
V-ing | listening |
V-ed / V3 | listened |
Trong 6 dạng động từ trên không phải tất cả đều biểu diễn được thời gian trong câu. Tuy nhiên đối với 3 dạng đầu, chúng ta có thể khẳng định chúng tượng trưng cho 3 thì cơ bản của tiếng anh.
Nguyên mẫu → Hiện tại đơn
Thêm s, es → Hiện tại đơn
Quá khứ → Quá khứ đơn
Nếu tiến hành kết hợp nhiều dạng động từ lại với nhau chúng ta sẽ được các thì cơ bản trong tiếng anh. Về phần bài học này bạn có thể xem chi tiết tại bài viết tổng hợp các thì trong tiếng anh.
Xem thêm
→ Bảng động từ bất quy tắc
→ Trạng từ trong tiếng anh
→ Phrasal verb
→ So sánh trong tiếng anh
→ So sánh bằng
Nguyên tắc sử dụng động từ trong tiếng Anh
Nguyên tắc được phát biểu như sau: Trong một câu đơn hoặc một mệnh đề, gắn với chủ ngữ chỉ có duy nhất 1 động từ được chia thì và xác định thời gian của câu, mệnh đề. Còn những động từ còn lại sẽ được chia theo một công thức đặc biệt nào đó.
Ex: She is a student. (Cô ấy là một học sinh.)
→ Động từ “is” xác định câu trên thuộc thì hiện tại đơn
Ex: The have decided to get married. (Họ quyết định cưới.)
→ Động từ “decided” kết hợp với trợ động từ “have” tạo nên cấu trúc thì hiện tại hoàn thành.
√ Trong trường hợp câu có nhiều chủ ngữ và các chủ ngữ này cùng mục đích thì sử dụng chung động từ.
Ex: Nam and Hoa are students. (Nam và Hoa là những học sinh.)
→ Chủ ngữ bây giờ không còn là 1 người nữa mà là 2 người. Do đó, động từ “are” được sử dụng trong câu có tầm ảnh hưởng lên cả hai người đóng vai trò là chủ ngữ. Câu này chia hiện tại đơn.
Ex: I like cake and John likes ice cream. (Tôi thích kẹo và John thích kem.)
→ Gần giống với ví dụ trên kia là 2 chủ ngữ, tuy nhiên 2 chủ ngữ này khác ý diễn đạt nên câu phải phân thành 2 mệnh đề với 2 động từ riêng biệt và đều chia hiện tại đơn.
√ Trường hợp câu chỉ có 1 chủ ngữ nhưng có đến 2 động từ.
Ex: I want to do something. (Tôi muốn làm vài thứ gì đó.)
→ Động từ “want” chi theo chủ ngữ I với dạng thì hiện tại đơn. Động từ “do” chi theo hình thức “to + nguyên mẫu”. Đây là cấu trúc thường gặp của động từ want. want + to Vinf
Phân loại động từ trong tiếng Anh
1. Phân loại theo vai trò
1.1. Động từ thường
Động từ thường (Ordinary verbs) là loại động từ có mật độ sử dụng cao nhất. Người ta sử dụng động từ thường trong hầu hết các thì trong tiếng Anh. Để hiểu rõ hơn về động từ thường, chúng ta có thể tìm hiểu thông qua một vài cách dùng cơ bản nhất.
1. Khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít thì động từ phải thêm s, es nếu chi ở thì hiện tại đơn.
She lives in small house. (Cô ấy sống trong một ngôi nhà nhỏ.)
2. Dạng câu phủ định, câu nghi vấn và câu hỏi thường có sự kết hợp của trợ động từ "do" chia theo từng dạng thì với những khung thời gian nhất định.
Jane doesn’t want to go to the party. (Jane không muốn đi dự tiệc)
→ Trợ động từ “do” có hình thức hiện tại với ngôi thứ 3 số ít là “does”
What did you tell the police? (Bạn có khai gì với cảnh sát không?)
→ Động từ “tell” dùng với trợ động từ “did” diễn tả câu hỏi của thì quá khứ đơn.
3. Sau động từ thường có thể là một động từ nguyên mẫu có “to” (to-infinitive), động từ nguyên mẫu không có “to” (bare-infinitive) hoặc một danh động từ (gerund)
Ex: I want to go out for dinner (Tôi muốn ra ngoài ăn tối)
Ex: We enjoy collecting stamps (Chúng tôi hứng thú với việc sưu tập tem)
Ex: She made me cry (Cô ấy khiến tôi khóc)
1.2. Trợ động từ
Trợ động từ là những động từ giúp tạo nên các dạng khác nhau của động từ và thường ứng dụng trong việc chia thì tiếng Anh. Khi giữ vai trò trợ động từ, chúng thường không có ý nghĩa rõ rệt mà chủ yếu là báo hiệu thời gian hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó trong mệnh đề. Trợ động từ trong tiếng Anh phân thành 2 nhóm chính.
√ Nhóm 1: Trợ động từ cơ bản bao gồm: to be, to have và to do.
√ Nhóm 2: Trợ động từ là các động từ khiếm khuyết: will, would, can could, may, might, shall, should, must, ought to, used, dare, need,…
Ex: I am coming. (Tôi đang đến.)
→ Trong câu sử dụng trợ động từ “am”, là một động từ to be. Câu chia thì hiện tại tiếp diễn.
Ex: He has finished. (Anh ta đã làm xong)
→ Trong câu sử dụng trợ động từ “has” và chia thì hiện tại hoàn thành.
Ex: I didn’t see them. (Tôi không thấy họ.)
→ Trong câu sử dụng trợ động từ “did” với hình thức phủ định và chia thì quá khứ đơn.
Ex: She can swim. (Cô ấy có thể bơi lội)
→ Trong câu sử dụng trợ động từ khiếm khuyết “can”. Câu này cũng là một câu thuộc hình thức thì hiện tại đơn.
Trợ động từ là một kiến thức khá rộng. Để tìm hiểu thêm về các cấu trúc và tính chất đặc biệt của điểm ngữ pháp này, bạn có thể xem thêm tại một bài viết chuyên sâu hơn.
Xem thêm bài viết: Trợ động từ
2. Phân loại theo nội động từ & ngoại động từ
Sự phân chia nội động từ hay ngoại động từ mang tính chất tương đối, trong câu này động từ có thể đóng vai trò là nội động từ, nhưng trong 1 trường hợp khác nó có thể đóng vai trò ngoại động từ. Hay nói cách khác, một động từ không chỉ có nhiều nghĩa mà còn có nhiều vai trò trong một mệnh đề nhất định.
2.1. Nội động từ
Nội động từ là từ loại diễn tả các hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động. Hiểu đơn giản hơn, trong câu sử dụng nội động từ thì không cần thiết phải có tân ngữ hoặc đại từ theo sau.
Ex: He walks (Anh ấy đi bộ.)
→ Anh ấy tự đi chứ không phải là do người hay vật khác tác động.
Ex: Birds fly (Chim bay)
→ Con chim tự bay theo bản năng chứ không do người hay vật tác động.
Ex: Do sit down (Hãy ngồi xuống)
Ex: The chirdren are playing (Bọn trẻ đang chơi đùa)
→ Trong ví dụ này, động từ “sit” và “play” không cần có tân ngữ trực tiếp cũng đã đủ nghĩa, do vậy, nó được coi là nội động từ.
▬ Một số nội động từ thường gặp: Faint (ngất), hesitate (do dự), lie (nói dối), occur (xảy ra), pause (dừng lại), rain (mưa), remain (còn lại), sleep (ngủ)… ( Ví dụ: She hesitated when telling me the truth (Cô ấy đã ngập ngừng khi nói với tôi sự thật)
2.2. Ngoại động từ
Ngoại động từ diễn tả những hành động tác động trực tiếp lên người nào đó hoặc vật nào đó. Hiểu một cách đơn giản, sau ngoại động từ bắt buộc phải có tân ngữ hoặc đại từ.
The cat killed the mouse. (Con mèo đã giết chết con chuột.)
→ Trong câu trên, nếu như bỏ tân ngữ “the mouse” đi thì câu sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, động từ kill trong trường hợp này là một ngoại động từ.
He lost his key. (Anh ta đánh mất chiếc chìa khóa).
→ Tương tự như câu trên, nếu như chỉ dừng lại ở chỗ: “He lost” thì câu cũng không có nghĩa. Do đó động từ lost trong trường hợp này là ngoại động từ.
3. Phân loại động từ theo ngữ nghĩa
3.1. Động từ thể chất
Động từ chỉ thể chất là những động từ mô tả hành động của chủ từ như chuyển động của cơ thể hoặc là sử dụng một vật nào đó để gây ra những hành động cụ thể mang lại một ý nghĩa nhất định.
Ex: The cat sat by the door. (Con mèo ngồi cạnh cửa)
3.2. Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái không mô tả một hành động nào cả mà chỉ tập trung phát triển nghĩa cho các tính từ trạng thái nhất định. Hoặc cụ thể hơn, động từ trạng thái giúp xác định sự tồn tại của một tình huống cụ thể bất kì.
Ex: Do you recognize him? (Bạn có nhận ra anh ta không?)
3.3. Động từ chỉ hoạt động nhận thức
Động từ nhận thức diễn tả những hành động liên quan đến nhận thức như khám phá, hiểu biết, suy nghĩ. Những động từ này miêu tả toàn diện cảm xúc chứ không miêu tả một hành động cụ thể nào đó. Những động từ chỉ nhận thức thường không chia theo bất cứ thì gì cả.
Like (thích) | Know (biết) | Astonish (kinh ngạc) | Recognize (nhìn nhận) |
Love (yêu) | Hope (hi vọng) | Remember (nhớ) | Taste (nếm) |
Hate (ghét) | Wish (ước) | Forget (quên) | Hear (nghe) |
Realize (nhận ra) | Understand (hiểu) | Surprise (ngạc nhiên) | Smell (cười) |
Mind (lí trí) | Impress (ấn tượng) | Concern (liên quan) | See (thấy) |
4. Động từ có quy tắc và bất quy tắc
Không xét về mặt ngữ nghĩa mà cách chia theo bất quy tắc, có quy tắc sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chia thì tiếng Anh. Một trong những điểm ngữ pháp quan trọng mà hầu như ai học tiếng Anh cũng phải nắm vững trước khi chuyển sang các điểm ngữ pháp khác. Động từ bất quy tắc hay có quy tắc có mối quan hệ chặt chẽ với hiện tại phân từ và quá khứ phân từ.
4.1. Động từ bất quy tắc
Động từ bất quy tắc là những động từ có những dạng đặt biệt, không theo bất kì một quy tắc nào khi chia ở hình thức hiện tại phân từ (V2) và quá khứ phân từ (V3).
Ví dụ một số đọng từ bất quy tắc
Nguyên mẫu (Vo) | Hiện tại phân từ (V2) | Quá khứ phân từ (V3) |
be | was, were | been |
do | did | done |
have | had | had |
buy | bought | bought |
cut | cut | cut |
Trong tiếng anh có sử dụng rất nhiều động từ bất quy tắc. Tuy nhiên trong số đó chỉ có khoảng 360 động từ phổ biến nhất đã được tổng hợp tại bài viết sau để giúp bạn đọc dễ dàng ghi nhớ, học thuộc lòng.
Xem thêm: Bảng động từ bất quy tắc
4.2. Động từ có quy tắc
Ngược lại với động từ bất quy tắc là động từ có quy tắc. Chỉ cần không thuộc vào nhóm trên thì 100% các động từ chỉ áp dụng theo 1 quy tắc duy nhất đó chính là thêm “ed” vào cuối từ để tạo thành dạng hiện tại phân từ và quá khứ phân từ.
Nguyên mẫu | Hiện tại phân từ | Quá khứ phân từ |
listen | listened | listend |
love | loved | loved |
work | worked | worked |
invite | invited | invited |
Cách sử dụng động từ trong tiếng anh
Đây là điểm kiến thức rất quan trọng. Tuy nhiên ở mỗi thì tiếng anh các kiến thức về cách sử dụng luôn được ghi chú rất rõ ràng. Bạn có thể xem thêm từng mục để có hiểu hiễu kĩ hơn.
1. Cách thêm ed
2. Cách thêm -ing
3. Cách thêm es / s
Bài tập về động từ trong tiếng anh
Vậy là chúng ta vừa kết thức bài học về động từ trong tiếng Anh cũng như khép lại chuỗi ngữ pháp về từ loại. Mặc dù những kiến thức trong phần này không được ứng dụng trực tiếp, tuy nhiên chúng là nền tảng để người học có thể tư duy ở các cấu trúc tiếp theo. Hi vọng rằng với hàng loạt bài học trên, VerbaLearn có thể cung cấp kiến thức hữu ích đến bạn đọc.